In bài này

Chữa bệnh tự kỉ bằng bấm huyệt

 (Đời sống) - Ba mẹ đã từng tự ru ngủ mình rằng có trẻ nhanh, trẻ chậm nên con chậm cũng là bình thường thôi, rồi lớn lên con sẽ biết mọi thứ...

"Nhưng rồi ba mẹ bỗng hoang mang lo sợ khi thấy con trai 3 tuổi lầm lì, ít nói; không phân biệt được người lớn – trẻ nhỏ, cứ mày tau tất, kể cả ông bà nội...", chia sẻ của anh Nguyễn Hạnh Thuần (sinh 1975, ở Đà Nẵng) khi phát hiện con mình, bé Hoàng Hải, có biểu hiện bất thường.

 Ba đã từng tự ru ngủ mình rằng có trẻ nhanh, trẻ chậm nên con chậm cũng là bình thường thôi, rồi lớn lên con sẽ biết mọi thứ...
"Ba mẹ đã từng tự ru ngủ mình rằng có trẻ nhanh, trẻ chậm nên con chậm cũng là bình thường thôi, rồi lớn lên con sẽ biết mọi thứ..."

Gian truân nuôi con mắc bệnh tự kỷ

Anh Thuần chia sẻ, vì mải mê với bộn bề công việc để kiếm sống nên cứ mặc kệ con, cứ để con lớn lên với cái tivi. 

Bé Hải đã có những biểu hiện trái tính, trái nết, nhưng vợ chồng anh Thuần cũng không mấy quan tâm vì nghĩ đó là khủng hoảng tuổi lên 3. Tuy nhiên, tới lúc hơn 3 tuổi, vợ chồng anh cho con đi nhà trẻ thì mới phát hiện ra con mình không bình thường so với các bạn cùng tuổi.

Cô giáo của em nói rằng, đến lớp, em không chủ động bắt chuyện chơi với ai và hay ngồi thu lu vào một góc. Đã thế, cô giáo nói gì cũng không chịu nghe, còn hay bị kích động khóc lóc trước những vấn đề nhỏ nhặt.

Những năm sau, càng lớn những biểu hiện bệnh của con càng rõ rệt và có những khi nó biến không khí của gia đình anh như địa ngục.

Mỗi sáng, con thức dậy mà không chịu rời giường, khóc lóc ầm ỉ nói mẹ phải làm sao cho…trời tối để con được ngủ tiếp. Con luôn kêu mày tau với tất cả mọi người, kể cả ông bà nội ở cùng nhà. Mỗi khi có chuyện gì đó không vừa ý, con lại la toáng lên, mẹ tới dỗ liền đánh vào mặt, giật tóc giật tai của mẹ. Ngoài ra, con cũng không chịu đánh răng, không chịu viết hay ghi chép gì khi đến lớp.

Trong những năm đó, không biết bao lần vợ anh chỉ biết khóc ngất, thương con mà chẳng biết làm gì để con có thể giống người bình thường.

Anh Thuần kể, có lần về nhà không thấy vợ đâu, anh hỏi ba mẹ thì được biết là vợ anh đang đi bói. Quá tuyệt vọng vì không biết làm gì để chữa bệnh cho con, chị định nhờ đến thần linh và tài thông tri thiên địa của bà bói được mọi người đồn thổi là rất giỏi. Anh nói, thật ra anh cũng rất mệt mỏi, không dám đi đâu xa nhà lâu vì nếu có chuyện gì ở nhà sợ ba mẹ anh lớn tuổi không đối phó được. Nhưng, anh là đàn ông không thể cứ nằm đó mà vật vã, đau khổ phải tìm cách, phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho vợ con.

Lên mạng tìm hiểu từ "tự kỷ" thì con trai anh nằm trong "danh sách đỏ" rồi. Anh hoang mang lo sợ cho con đi khám và bác sĩ kết luận là con đang có "nguy cơ tự kỷ". Chắc bác sĩ ưu ái con nên cho thêm từ "nguy cơ" đằng trước, nhưng chỉ có anh mới hiểu con thế nào.

Thế là, anh bắt đầu đi tìm hiểu về căn bệnh quái lạ này, qua sách vở, qua internet. Không ít lần anh lặn lội vào Sài Gòn, tìm đến bệnh viện nhi đồng cũng như các trung tâm về tự kỷ khác để hỏi về các phương pháp chữa bệnh mới.

Qua rất nhiều nghiên cứu, anh đúc kết ra một vài nguyên tắc dạy Hải như sau: 1. Không được la lối, đánh đập dù con có làm gì sai hay tai quái đi nữa. 2. Cố gắng dẫn con ra ngoài chơi, tiếp xúc với mọi người càng nhiều càng tốt. Tới chỗ đông người, nếu không ai chơi với con, mình sẽ chơi. 3. Treo các phần thưởng. Anh nói với Hải rằng, nếu con đưa tay phát biểu nhiều lần, cuối năm sẽ có phần thưởng.

Thế là, bằng thời gian, nỗ lực, tình yêu con và niềm hi vọng, dần dần con vào lớp cũng biết giành với mấy bạn để được phát biểu.

Nghe con gọi ba ơi mà mừng rơi nước mắt

Vì trên thế giới chưa có bất cứ phương pháp điều trị bệnh tự kỷ nào thật sự tối ưu và hiệu quả, nên anh Thuần đành phải tự thân vận động.

Sau vài năm tìm tòi mỏi mòn, một ngày nọ anh “vô tình lượm được bí kíp” trong một nhà sách. Một hôm anh ra nhà sách rồi mua hú họa vài cuốn thấy vừa mắt về nghiên cứu, trong đó có một cuốn nói về phương pháp bấm huyệt. Anh thấy cuốn sách nói rằng, trên đầu chúng ta có huyệt tên là bách hội (điểm lõm ngay giữa đỉnh đầu), nếu người thường xuyên xoa bóp huyệt đó sẽ tăng khả năng giao tiếp, vui vẻ, yêu đời hơn.

Cũng không biết thực hư thế nào, nhưng thử cũng chẳng mất mát gì. Thế là, anh Thuần nói với vợ thực hiện, mỗi khi chơi hoặc ôm con dỗ, cứ day day vùng quanh đỉnh đầu. Khoảng 2 tuần sau khi thực hiện phương pháp đó, con bắt đầu có những tiến bộ rõ ràng. Theo đó, anh bắt đầu tìm hiểu theo hướng đó, xác định rõ ràng vị trí của huyệt bách hội, rồi nói vợ day thêm 2 huyệt là ấn đường (giao điểm giữa hai mắt và mũi) và thái dương (bên cạnh mắt, dưới lông mày). Day khoảng 14 đến 15 ngày thì nghỉ 2 đến 3 ngày.

Chỉ vài tháng sau, con đã thay đổi rõ rệt, nghe con nói “ba ơi đi mua vở” và “ba ơi đi mua bàn chải đánh răng” mà anh muốn chảy nước mắt.

Cuối cùng, những cố gắng không biết mệt mỏi của mình đã được đền đáp. Một năm sau, khi bé Hải tròn 6 tuổi, đã có thể hòa nhập với các bạn trong lớp một.

Bây giờ, nếu không nói chẳng ai biết Hải từng bị tự kỷ, em còn là một học sinh giỏi của lớp và cực siêu môn toán.

Anh Thuần kết luận: “Hải đã hoàn toàn lành lặn, một phần do bệnh cũng tương đối nhẹ và do anh may mắn tìm được phương cứu chữa thích hợp".

(còn tiếp)
Quỳnh Như
Nguồn: Báo Đất Việt