In bài này

2 tuần giúp người phụ nữ bị tai biến mạch máu não lấy lại bước đi tự tin (Kỳ 33)

Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa

Đánh bại sự nghi ngờ khi giúp người phụ nữ từng bị tai biến lấy lại bước đi tự tin

Trong quá trình sử dụng Diện Chẩn để chữa bệnh cho nhiều người, anh Nguyễn Cao Khải không ít lần phải đối diện với sự nghi kỵ, ngờ vực. Anh là ai? Diện Chẩn là cái gì? Liệu phương pháp ấy có thực sự chữa được bệnh- Những câu hỏi đó thường xuyên xuất hiện khi anh Khải tiếp xúc lần đầu với người bệnh. Không mất thời gian thanh minh bằng lời nói, anh Khải lấy hiệu quả của việc chữa bệnh làm câu trả lời.

Hoài nghi với Diện Chẩn

Có 1 thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận hay nói đúng hơn, phải thừa nhận 1 cách đau đớn, là Diện chẩn Điều khiển liệu pháp do GS. TSKH Bùi Quốc Châu phát minh ra vẫn chưa có chỗ đứng chính thức trong nền y học Việt Nam. Và số lượng người dân biết đến và sử dụng phương pháp này để chữa bệnh ngày càng nhiều. Chính vì thế, không có gì bất ngờ khi tôi luôn phải đối diện với những nghi vẫn của bệnh nhân hoặc người nhà của họ. Lúc đầu, tôi khá bực- tôi rất tin tưởng Diện Chẩn, vì thế, tôi không vui chút nào khi ai đó tỏ ra hoài nghi. Nhưng về sau, tôi quen dần.

Mới đây, cũng có 1 chuyện như vậy xảy ra, khoảng 2 tháng trước, tôi đang chữa bệnh tại nhà 1 bác gái. Bình thường, tôi chỉ đến trị bệnh cho bác khoảng 1 giờ đồng hồ rồi đi. Song, hôm ấy lại có thêm người em trai của bác tới xem tôi làm việc. Đấy là người đàn ông trung niên, tôi đoán là khoảng gần 60 tuổi, gương mặt khắc khổ, ánh mắt vừa trầm tư vừa cương quyết. Ông ấy quan sát tôi chữa 1 cách cẩn thận, kỹ càng dù không nói lời nào. Thấy ông ấy không muốn bắt chuyện, tôi cũng không để ý gì mà tiếp tục công việc của mình.

Khi tôi kết thúc, ông ấy vỗ vai tôi và bảo: “Tôi đã thấy cách anh chữa bệnh, nhưng phải nói rằng anh chưa đem lại cái gì làm cho tôi tin cả”. Tôi “đơ” một giây, rồi cười xòa. Đúng là có nhiều người ngờ vực khả năng chữa bệnh của tôi, song, nói thẳng thắn như vậy thì mới gặp lần đầu.

Tôi chỉ dám đáp khiêm tốn rằng tôi đem hiểu biết nhỏ nhoi của mình để giúp người, dù khả năng hạn chế nhưng vẫn cố gắng hết sức. Nghe vậy, người đàn ông ấy- sau này, tôi biết là ông Nguyễn Văn Vũ (SN 1954)- cho biết, ông có 1 người vợ bị tai biến vào khoảng 2 năm trước. Ông Vũ không cung cấp thông tin gì thêm, chỉ bảo rằng ngày hôm sau sẽ đưa vợ đến.

Chữa chân thấp chân cao cho người bị tai biến mạch mãu não

Y hẹn, ông Vũ đưa vợi là bà Nguyễn Thị Kim Phấn (SN 1958) đến gặp tôi. Qua quan sát, có thể nhận thấy ngay những dấu hiệu của người từng bị tai biến mạch máu não ở bà Phấn. Ví dụ: Nét mặt có nhiều xô lệch, bước đi không vững vàng, cánh tay bên phải cử động khó khăn, không thể nâng cao quá ngực. Đặc biệt, tôi phát hiện 2 chân của bệnh nhân không bằng nhau, chí ít cũng phải lệch 4 cm. Chính điều này đã khiến việc di chuyển của bệnh nhân vô cùng khó khăn, thiếu vững vàng.

Tôi nói với ông Vũ nhận định của mình, ông ấy kiên quyết không tin. Ông ấy không tin thì tôi chứng minh cho ông ấy xem. Tôi đặt bà Phấn ngồi sát vào mép tường, thẳng lưng, chạm đốt sống cụt xuống ghế, rồi duỗi 2 chân song song nhau. Tôi đặt thước ở gót chân bà Phấn để ông Vũ có thể nhìn rõ. Quả nhiên, chân phải của bà Phấn ngắn hơn chân trái đúng 4cm.

Tận mắt thấy sự việc như thế, ông Vũ mới thừa nhận: Từ ngày bà Phấn bị tai biến mạch máu não thể nhẹ vào 2 năm trước, ông đã đưa bà đi điều trị ở nhiều nơi, kết hợp chữa chạy ở bệnh viện và châm cứu tại những địa chỉ uy tín, song, kết quả không khả quan. Bà Phấn đi lại khó khăn, liêu xiêu, hầu như lúc nào cũng có thể ngã. Gia đình ông Vũ ở tại tầng 3 của 1 khu tập thể trên đường Lý Nam Đế (Hà Nội), mỗi lần bà Phấn đi xuống cầu thang là ông Vũ phải giả vờ “vô tình” đi kèm bên cạnh hoặc đi trước một, hai bước phòng trường hợp bà Phấn bị ngã. Tuy vậy, ông VŨ không bao giờ nghĩ bà Phấn bị chân thấp chân cao cho đến khi gặp tôi.

Chứng kiến sự lo lắng của người chồng dành cho vợ như vậy, tôi cũng rất thông cảm. Tôi cam đoan sẽ giúp hai chân của bà Phấn bằng nhau chỉ sau 15 phút điều trị. Để nói điều này, không phải tôi “chém gió”, mà sự thật tôi đã chữa cho nhiều trường hợp tương tự thế rồi. Dựa theo các nguyên lý của Diện Chẩn, tôi tác động vào các khu vực phản chiếu, các bộ phận đồng ứng với đôi chân nhằm làm cho các phần bị co rút ở chân phải của bà Phấn giãn ra và trở lại trạng thái bình thường. Sau đúng 15 phút điều trị, tôi để bà Phấn ngồi lại tư thế dựa lưng vào tường và yêu cầu ông Vũ dùng thước kiểm tra. Quả nhiên, hai chân của bà Phấn đã bằng nhau.

Tai biến mạch mãu não tay không giơ lên được

Thấy sự việc rõ ràng như thế, nhưng sự nghi ngờ của ông Vũ vẫn chưa bị đánh tan hoàn toàn. Trầm ngâm 1 lúc, ông ấy nói: “Tôi thừa nhận là anh đã chữa rất hay, chân của vợ tôi đã bằng nhau. Nhưng, còn cái tay phải không nâng lên được, mỗi lần nâng cao đều bị đau, anh xử lý thế nào?”. Về cái tay, tôi xin ông Vũ dành cho tôi 2 tuần để điều trị cho bà Phấn, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần sẽ chữa trong vòng 45-60 phút. Ông Vũ chấp nhận và tạo điều kiện cho tôi. Cũng áp dụng các đồ hình và nguyên tắc của Diện Chẩn, tôi đã giúp bà Phấn nâng được cánh tay thẳng lên, thậm chí vươn bàn tay ra sau lưng 1 cách bình thường.

Hiện tại, sức khỏe của bà Phấn rất tốt (tôi vẫn dặn rằng nếu bà có biểu hiện gì bất thường, phải gọi cho tôi ngay). Ông Vũ đã hoàn toàn tín nhiệm khả năng chữa bệnh của tôi. Đấy là niềm vui lớn đối với tôi trong nghiệp chữa bệnh cứu người”.

Các chú ý quan trọng để ứng phó với tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là căn bệnh nguy hiểm khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Khi lên cơn đột quỵ cần gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến bệnh viện. Trong khi chờ đợi xe đến cần phải sơ cứu cho bệnh nhân.
Những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ:
- Đột ngột cảm thấy chân tay bị tê dại, yếu hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân. Thông thường là bị liệt 1 bên của cơ thể.
- Nói khó hoặc khó hiểu lời người khác nói, gần như mất khả năng giao tiếp thông thường.
- Đột nhiên mờ mắt nhìn không rõ hoặc mù 1, thậm chí cả hai mắt.
- Chóng mặt, mất thăng bằng, không đứng vững được như bình thường.
- Đột nhiên đau đầu nặng nề không giải thích được nguyên nhân.
Tùy vào tình trạng của người bệnh mà có những biện pháp xơ cứu hợp lý:
Nếu người bệnh tỉnh, hãy đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, lau đờm dãi, bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại…Trong trường hợp bệnh nhân bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt.

Hoài Sơn (Báo Người Giữ Lửa)
DienChanViet.Com
Diện chẩn chữa tai biến