In bài này

Thái hóa đốt sống cổ

              Tôi viết bài này, nhân câu hỏi về trường hợp “mòn cột sống cổ” của một bạn đọc gởi cho tôi..

            Hiện nay ở VN, từ THOÁI HÓA chỉ chung cho sự biến đổi không còn nguyên trạng thái cấu tạo sinh lý vốn có, là một loại bệnh không có tính chất ác tính. Là một bệnh thuộc loại tổn tương thực thể. Trong Tây y, ta thường gặp từ ngữ này trong các bệnh về xương khớp, không thấy hay chưa thấy dùng trong các bệnh tương tự cho những cơ phận khác. Đây là một bệnh thuộc loại Âm hư theo Đông y: “Dương hư dễ điền, Âm hư khó bổ” là một câu rất hay của Đông y. Vì hầu như các bệnh lý loại âm hư đều khó trị, hiệu quả chậm và hiếm khi thành công 100%. Cho nên thoái hóa khớp gối cũng là loại khó trị (không phải bất trị).  

Diện Chẩn chữa thái hóa cột sống cổ (ảnh minh họa)

               Nói về cột sống. Thoái hóa có thể là vôi hóa (gai), thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, xơ hóa đĩa đệm, xẹp thân đốt sống, mòn mặt đốt sống…vv. Loại bệnh này không gây nguy hiễm đến tính mạng bệnh nhân ngay nhưng gây khó chịu triền miên ngay từ khi chớm bệnh. Đau, tê, mỏi tại đốt sống bị thoái hóa và dọc theo đường đi của dây thần kinh từ đốt thoái hóa đi ra có thể đến tận đầu chi (đầu ngón tay, chân) là ba triệu chứng thường gặp nhất. Ở cột sống cổ ta còn có thể bắt gặp triệu chứng choáng váng, nhức đầu, hoa mắt, ù tai.

             Như đã nói, vì thuộc dạng Âm hư nên tôi thường dùng bộ BỔ ÂM HUYẾT cộng với phản chiếu nơi bị thoái hóa làm chủ lực, thủ pháp kỹ thuật thì tùy hàn hay nhiệt chứng mà ứng biến cho phù hợp với hiện trạng.

            Vì sao? Bệnh nhân đến với ta thường mắc bệnh đã lâu. Trên nền thoái hóa đó, nơi bị bệnh rất dễ bị khí hàn  và khí nhiệt (sức lạnh, sức nóng) tác động thêm. Cho nên dùng phản chiếu cần linh động theo diễn biến từng thời kỳ cảm nhiễm của bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị.

Âm hư có do hàn, có do nhiệt. Nên khi bổ Âm cũng cần ôn bổ hay lương bổ cho phù hợp với thể trạng (tạng người) của bệnh nhân. Vấn đề này khá rộng, sẽ bàn luận ở một bài riêng.

Với bệnh nhân có bàn chân lạnh, ta dùng ngãi cứu hơ bộ Bổ Âm Huyết, mỗi huyệt một liều (một lần nóng). Day có dầu phản chiếu cột sống cổ ở mặt, nếu mặt cũng mát lạnh. Nếu mặt ấm, ta day vaseline phản chiếu cổ.

            Với bệnh nhân có bàn chân ấm, thông thường mặt cũng ấm, ta day với vaseline bộ Bổ Âm Huyết ở mặt, day phản chiếu cột sống cổ ở mặt.

Tuy nhiên, nên tác động thêm vào phản chiếu cột sống lưng trên (D1 - D5) để hổ trợ sinh hóa cho C1 - C7.

Ngoài ra, nên day có dầu hay day vaseline các điểm đau tại cột sống.

Tác giả: Lương y Tạ Minh

 © 12/2013 - www.dienchanviet.com