In bài này

Giới thiệu Thập chỉ đạo

Lời tựa Thập Chỉ Đạo

Theo đông y con người là một "tiểu thiên địa" với đầy đủ Âm Dương Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi tất cả những yếu tố đó vận hành trơn tru và chảy êm ái như dòng sông thì con người sẽ khỏe mạnh, ngược lại nếu bị rối loạn, tắc nghẽn sẽ sinh ra các thứ bệnh tật cho cơ thể. 

Thập chỉ đạo
Thập chỉ đạo 

 Dựa vào cơ chế đó và hiểu rõ sự vận hành lưa chuyển của dòng năng lượng trong cơ thể hay còn được biết đến với tên gọi là 10 đường Kinh Năng, phương pháp Thập Chỉ Đạo chủ yếu kích hoạt và khai thông các trung tâm năng lượng theo những đường dẫn truyền năng lượng dọc theo cơ thể theo các đầu ngón của chi, giúp lưu thông khí huyết, giảm áp lực trong cơ thể…

 Với những cử chỉ và thủ thuật tưởng như đơn giản lại mang đến cho bạn một cơ thể khoẻ mạnh, thanh lọc và cũng góp phần điều trị hiệu quả những căn bệnh tưởng chừng như không thể…

Thập Chỉ Đạo là gì?

Tên gọi THẬP THỦ ĐẠO & THẬP CHỈ ĐẠO

THẬP THỦ ĐẠO: Thập = 10, Thủ = cánh tay, Đạo = con đường & phương pháp

THẬP CHỈ ĐẠO: Thập = 10, CHỈ = ngón tay, ngón chân, Đạo = con đường & phương pháp

Trước đây bà Huỳnh Thị Lịch đặt tên cho bộ môn này là Thập Thủ Đạo, nhưng trong quá trình bấm huyệt, bà đã đổi tên là Thập Chỉ Đạo để lột tả hết tính chất, ý nghĩa và đặc thù của bộ môn

Lịch sử hình thành Thập Chỉ Đạo

Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch, tên thật là Trần Thị Kim Thanh, sinh ngày 04/10/1914 (nhằm ngày 15 tháng 8 năm Giáp Dần) tại huyện Hành Thiện, tỉnh Nam Định

Mẹ mất sớm năm 11 tuổi đã theo người làng vào đồn điền cao su Quảng Lợi, Nam Bộ,Sau đó, bà đã sống một cuộc đời hết sức vất vả của một người đi ở đợ, buôn thúng bán bưng, làm tôi tớ đi hầu hạ người khác. Bà được môt người đàn ông ở lò võ Bình Định cưu mang và nhận làm con nuôi. Từ đó, bà được ông dạy cho một số huyệt đạo về môn võ này.

Rồi bà lấy chồng là liệt sỹ Trần Văn Hải. Sinh được 3 người con, 1 gái và 2 trai,Cô con gái 13 tuổi đã bị bọn Tây bắt cóc đem ra cánh đồng cưỡng hiếp, rồi chúng giết cô bé.

Nỗi đau chưa nguôi, thì 2 người con trai nhỏ xíu đã chết trên tay bà. Đợt đó, bọn địch tổ chức càn quét vào Đồng Tháp Mười. Bà bế 2 con cùng các chiến sĩ du kích trốn ra cánh đồng, lặn ngụp bờ sông.
Khi bọn địch càn qua, hai cậu con kêu khóc, sợ địch phát hiện thì nhiều người mất mạng, bà đành bóp mũi con lặn xuống sông. Khi bọn địch đi qua, trồi lên mặt nước, thì 2 cậu con đã tắt thở

Thời gian trôi qua, bà được một người chủ đồn điền cao su của người Pháp mang về nuôi, đưa sang Pháp để làm người ở cho gia đình họ

Bà có thời gian được sống tại Pháp, Nhật, Pakistan, Trung Quốc Tại Đông Hồi của Pakistan (Ấn Độ), bà gặp một người và nhận ông là cha nuôi, ông truyền dạy cho bà về các huyệt đạo, kết hợp với những gì bà đã học hỏi và nghiên cứu được qua quá trình đi chu du các nước (các huyệt đạo của Ấn Độ, môn võ Bình Định, kinh mạch của Trung Quốc).

Vào khoảng đầu những năm 1950, bà đã phát minh ra phương pháp bấm huyệt Thập Chỉ Đạo gồm 10 đường kinh tam tinh ngũ bội và 167 huyệt đạo, nhưng bà chỉ mới công bố 151 huyệt, còn lại 16 huyệt vẫn chưa được công bố.

Thập Chỉ Đạo đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn của y học các nơi đã tạo ra cách bấm huyệt tài tình đó. Bà đã sử dụng một số từ Hán cổ như: Chí Cao, Cao Thống, Trung Nhĩ. Chính vì vậy, phương pháp này chịu ảnh hưởng của nền y học Đông Phương, nhưng có một số huyệt mang âm của Ấn Độ như Tinh Ngheo, Khư Nai, Khư Hợp.

Bà đã tiếp nhận và đã thừa kế cho 12 khoá học (10 khoá cho Y Học Dân Tộc các tỉnh, 1 khoá cho bệnh viên 175- Bộ Quốc Phòng, 1 khoá cho bệnh viện 30.4- Bộ Nội Vụ).

Với gần 50 năm bấm huyệt cứu người, bà đã trị cho hơn triệu lượt người với đủ loại bệnh như xương khớp, câm, điếc, tai biến mạch máu não và những bệnh nan y mà Tây y không chữa được.

Bà tạ thế ngày 19/01/2007 tức ngày 02 Tháng Chạp năm Đinh Hợi, hưởng thọ 93 tuổi, để lại nhiều tiếc thương cho bệnh nhân cũng như những người muốn nghiên cứu về bộ môn bấm huyệt Thập chỉ đạo độc đáo này.                         

Người thừa kế - NGUYỄN TAM KHA
Nguồn: Thapchidao.com