In bài này

Vài Điều Chia Sẻ Với Các Bạn Mới Bước Vào Diện Chẩn

Hiện nay Diện Chẩn phát triển rất mạnh, có thể nói thời kỳ bùng nổ của của Diện Chẩn. Ở bài này Tôi chia sẻ những kinh nghiệm qua những năm làm và giảng dạy diện chẩn. Mục đích giúp các Bạn mới vào nghề sẽ rút ngắn được thời gian thực hành và khắc phục những lúng túng thường gặp.

 Về Đồ hình Diện Chẩn

Những năm đầu Diện Chẩn chỉ có các đồ hình phản chiếu Ngoại vi, Nội Tạng, nội tiết..trên vùng mặt và Chúng Tôi chỉ chữa theo đồ hình trên mặt cũng rất hiệu quả. Rồi sau vận dụng thuyết Phản chiếu, đối xứng, đồng ứng Thầy Châu phát triển lên loa tai, bàn tay, bàn chân, ngón chân, lưng, bụng... và một số người làm Diện chẩn lâu năm phát triển thêm nhiều đồ hình khác. Điều này làm phong phú thêm cho Diện chẩn, thể hiện được lòng yêu mến Diện chẩn rất mãnh liệt mới khao khám phá ra các Đồ hình mới. Nhưng một điều khẳng định rằng những sáng tạo đó đều trên cơ sở các thuyết mà SƯ TỔ BÙI QUỐC CHÂU đã phát triển.

Bất cứ điều gì cũng có hai mặt của nó. Đồ hình cũng không nằm ngoại lệ. Nếu để vẽ đồ hình theo Đồng Ứng, phản Chiếu, đối xứng thì có thể vẽ kín trên bề mặt da toàn cơ thể, còn chồng cả nên nhau tầng tầng lớp lớp...Vấn đề này với những người làm Nghề lâu năm thì không có vấn đề gì. Nhưng những bạn mới vào nghề sẽ gặp lúng túng. Không biết đồ hình nào hiệu quả, Đồ hình nào không hiệu quả. Có người hỏi Tôi Đồ hình nào hay nhất Thưa Thầy, dùng cái nào trước, cái nào sau. Quả Tim Nào tốt, cái đầu gối nào tốt... dẫn đến việc vừa cào chỗ này vài cái chưa bớt lại đổi sang cào chỗ khác. Có khi chữa một chứng đau gối làm tới 6, 7, 8...đồ hình. Kết quả là có người thấy bớt. Có người không thấy gì. mất rất nhiều thời gian, mất sức, đôi khi làm bệnh nhân chưa thấy khỏi bệnh mà còn làm họ đau thêm những vùng tác động.

Vấn đề này các Bạn lưu ý như sau: Bất kể đồ hình nào đặc biệt là theo đồng ứng đều tìm được sinh huyệt chỉ đau nhiều hay ít mà thôi. Ví dụ: đau đầu gối, ta tìm ở vùng huyệt số 9. 96.197. Đầu gối tay, khớp các ngón tay, ngón Chân...đều có sinh huyệt chỉ đau nhiều ít mà thôi. Có người sẽ liên hệ trên lý thuyết thấy nói. nơi nào đau đó là ứng. (hữu ứng hữu dụng). Nơi nào ứng thì dụng, ( vô ứng vô dụng).

Qua kinh nghiệm cho thấy ta dò chưa thấy vì chưa dò đúng kỹ thuật hoặc chưa đúng Tâm huyệt hoặc dò nơi này lại chuẩn bị ngó nơi khác. Do đó mà không thấy chứ không phải đồ hình đó không có sinh huyệt.

Ở ví dụ đầu gối như trên ta giải quyết như sau. Chọn chỗ nào giống nhất tiết diện nhỏ nhất, dễ thực thao tác nhất mà làm. Cụ thể ta dùng que dò xâm từng tí một vào vùng khớp ngón tay giữa sẽ tìm thấy sinh huyệt ta day vào đó. Rồi lấy búa mai hoa đầu gôm gõ vào vùng đó khoảng 30 búa. Sau chuyển sang ngón út cho bệnh nhân bớt đau. Nếu do lạnh thì hơ ngải vào đảm bảo sẽ bớt đau. Sau đó có thể gõ thêm vào huyệt 197, 9..tất nhiên để chữa khỏi hẳn ta phải tìm nguyên nhân gây đau để chữa gốc. Thay vì ta phải tác động vào đầu gối ở lưng, bụng.. và nhiều điểm khác vừa mất lực, mất thời gian mà hiệu quả chưa hẳn đã cao. (quý hồ tinh bất quý hồ đa) làm một vài điểm mà làm chuẩn còn hơn làm nhiều điểm mà không đến nơi đến chốn (không đắc). Các chứng khác cũng tương tự. 

Huyệt Diện Chẩn

Nhiều người thấy nhiều huyệt mới đầu thì choáng, sau khi làm thì lại phải nhằm đúng huyệt. đôi khi huyệt trên hình vẽ khi lấy trên mặt lại khó đúng. Trước kia Chúng tôi ai cũng bị vấp chỗ này, nhất là thời còn dùng kim châm.

Nay khi chữa bệnh theo đồ hình sinh huyệt ta chỉ cần dò vào vùng huyệt thấy chỗ nào đau là tác động không nhất thiết phải nhằm đúng 100%. Tại sao vậy vì trước kia mới chỉ tìm ra một số huyệt. Như khi Thầy Châu báo cáo với Thành Ủy Thành Phố HỒ CHÍ MINH (Cố Chủ Tịch MAI CHÍ THỌ). Lúc ấy mới có 28 huyệt. Bây giờ ta thấy mấy trăm huyệt và cứ tìm huyệt sẽ kín mặt. Một vùng thay vì có 1,2 huyệt như trước nay có thể hàng chục huyệt chưa được đánh số.

Ví dụ: về đầu gối Chân, ta có huyệt 197, 9. 96. Trước kia cứ phải nhằm trúng. bây giờ ta chỉ cần dò vào xung quanh huyệt đó thấy đau là huyệt. có thể gọi là 197b, 197c, 197 d...số 9 b, 9c 9d... chẳng hạn vẫn chữa khỏi đau gối, đã kinh nghiệm
Hoặc vùng Gan trước chỉ có tam giác gan 50 41 233, nay chỉ cần dò vùng gan nếu thấy đau là tác động có thể như 50b, 50 c ,50 d. 41 b, 41 c, 41d. 233b 233c, 233d..

Như vậy các Bạn đã thoát được chấp vào một huyệt duy nhất như Chúng tôi ngày trước.
Trừ một số huyệt có tính năng đặc biệt trước mắt các bạn phải lấy cho chuẩn. Ví dụ huyệt có tác dụng tăng huyết áp mạnh như 19. 63. 6. Hay huyệt hạ áp mạnh như 26 15.0.

Vấn đề về phản phục.

Những người mới vào nghề rất sợ phản phục, điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều tri. Phản phục là có nhưng chỉ xảy ra khi ta làm quá lâu, quá mạnh với sức và thời gian chịu đựng của bệnh nhân mới đáng ngại. Nhiều người khi hơ ngải chỉ quơ quơ xa xa, rồi chấp vào câu 3 lần cách khoảng, do đó chưa đủ lực, đủ nhiệt, đủ thời gian cần thiết, nên bệnh không chuyển lại nghĩ đồ hình này không ứng, chuyển đồ hình khác. Cuối cùng không khỏi, có khi lại nghĩ đến phác đồ hay bộ huyệt..mà không biết rằng mình làm chưa đủ lực hay chưa đủ nhiệt, chưa đủ thời gian.

Về thời gian trong châm cứu có quy định: châm tả thì 15 đến 20, 30 phút. Châm bổ thì khoảng 60 phút. Đối với diện chẩn, người bệnh cấp tính cần làm mỗi vùng 30s hoặc 1 - 2, 3 phút tùy bệnh và sức chịu đựng của bệnh nhân. Nhưng đối với bệnh mãn tính, bệnh hư hàn thì phải làm nhẹ nhàng vừa phải và thời gian lâu hơn, có khi hơ ngải hàng giờ mới đủ...

Một ví dụ: trong thời gian hướng dẫn lớp nâng cao, sau khi giảng bài này có học viên báo cáo như sau: Anh bạn cũng học diện chẩn, một hôm bị đau bụng do lạnh. Anh nhờ vợ hơ theo cách 3 lần cách khoảng, hơ 3 lần bệnh không giảm Anh không dám hơ nữa sợ phản phục. Rồi nghĩ chắc mình bệnh nặng định đi bệnh viện. Anh học viên nêu trên vừa nghe giảng, nên nghĩ ngay đến do vợ bạn hơ chưa đủ nhiệt vì bệnh nhân quá hàn bàn chân rất lạnh, nên mới đề nghị chưa đi viện để tôi làm thêm xem sao. Anh chập 2 điếu ngải ngải rồi hơ đi hơ lại bàn chân cho tới khi bàn chân ấm lên, kết quả bệnh khỏi.

Còn nhiều ví dụ và vấn đề khác. tôi sẽ chia sẻ ở bài sau.
Trên đây là mấy điều chia sẻ cùng các bạn Diện Chẩn mới.

LƯƠNG Y. Đồng Xuân Toán 
Chủ nhiệm CLB Y DỊCH HÀ NỘI.