In bài này

Cảm phục tài bấm huyệt Thập Thủ Đạo

 Vợ nhìn chồng đi lại được sau mấy năm đu trên nạng mà xúc động không nói nên lời. Hạnh phúc vô bờ bến, nhưng cứu vớt họ lại là sự nỗ lực không ngừng...

Truyền nhân bấm huyệt Thập Thủ Đạo
Có thể nói, bà Huỳnh Thị Lịch là “thần y” bấm huyệt bí ẩn nhất Việt Nam. Bà để lại di sản kiến thức bấm huyệt đồ sộ, nhưng gần như chưa được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi để trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho người dân cả đời bà âm thầm chữa bệnh, truyền dạy cho các học trò và đặc biệt không tiếp xúc với giới truyền thông, nên thân thế, sự nghiệp của bà rất bí ẩn.  

 Bấm huyệt Thập Thủ Đạo
 Bấm Huyệt Thập Thủ Đạo

 Học trò của bà chủ yếu là những người thiên về nghiên cứu ít thực hành, lại không quảng bá rộng rãi, nên tưởng như môn bấm huyệt mà bà gọi là Thập thủ đạo đã biến mất.

In bài này

Rủ nhau đi học Thập chỉ đạo

GiadinhNet - Mùa đông này ở Hà Nội có thể thấy nhiều người ngồi đâu cũng nắn bóp bàn tay, bàn chân với vẻ thoải mái; chỉ sau ít phút xoa bóp là gương mặt ai cũng phấn chấn.

Rủ nhau đi học Thập chỉ đạo 1

Lương y Lê Minh

 Không phải là họ làm chơi, mà đó là họ đang tự làm ấm người, giúp cơ thể chống chọi với chứng lạnh bàn tay, bàn chân, rét run… theo phương pháp gọi là Thập chỉ đạo do Lương y Lê Minh và Tiến sĩ Y khoa Trần Thống Nhất (cả hai nguyên công tác ở Bệnh viện 198 - Bộ Nội vụ) hướng dẫn. 
In bài này

Thập chỉ đạo - Kỳ 4 - Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam

Có thể nói, bà Huỳnh Thị Lịch là “thần y” bấm huyệt bí ẩn nhất Việt Nam. Bà để lại di sản kiến thức bấm huyệt đồ sộ, nhưng gần như chưa được nghiên cứu, áp dụng môn bấm huyệt này rộng rãi, trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho người dân.

Cả đời bà âm thầm chữa bệnh, truyền dạy cho các học trò, và đặc biệt không tiếp xúc với giới truyền thông, nên thân thế, sự nghiệp của bà rất bí ẩn. Học trò của bà chủ yếu là những người thiên về nghiên cứu, ít thực hành, lại không quảng bá rộng rãi, nên tưởng như môn bấm huyệt mà bà gọi là Thập thủ đạo đã biến mất.

Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam
Ông Nguyễn Tam Kha bấm huyệt cho bệnh nhân tai biến 
In bài này

Thập chỉ đạo - Kỳ 3 - Thần y bấm huyệt’ nuôi 5 ‘quái thai’ để trị bệnh

  Luyện được công năng đặc dị của môn bấm huyệt Thập thủ đạo của vị đạo sĩ người Pakistan ẩn tu ở Ấn Độ, bà Huỳnh Thị Lịch tìm đường về nước.

Không con cái, không người thân, bà Lịch đã vào bệnh viện Từ Dũ để kiếm một đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi dưỡng. 

‘Thần y bấm huyệt’ nuôi 5 ‘quái thai’ để trị bệnh
Bà Huỳnh Thị Lịch bấm huyệt trị bệnh 

Vào bệnh viện, thấy có rất nhiều cháu bé dị tật bẩm sinh, mà thời kỳ đó gọi là “quái thai”, bị các bà mẹ bỏ rơi, bà Lịch động lòng thương xót. Bà đã nảy ra ý tưởng sử dụng khả năng bấm huyệt của mình để điều trị cho các bé tật nguyền. Nghĩ là làm, bà liền xin 5 bé ‘quái thai’ về nhà nuôi dưỡng.

In bài này

Thập chỉ đạo - Kỳ 2 - Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’

 Gặp cô bé gầy gò, đen nhẻm, lê la đầu đường xó chợ xin ăn, võ sư họ Huỳnh gốc Bình Định đem Trần Thị Kim Thanh về nuôi dưỡng. Vị võ sư này lập nghiệp ở Bình Dương và có một võ đường lớn, dạy hàng trăm võ sinh.

Để có miếng ăn, Thanh đã làm việc phụ giúp vị võ sư này như người ở. Thanh ngoan ngoãn, chịu khó, nên võ sư họ Huỳnh rất quý mến.
Xem các võ sinh tập luyện, cô bé Thanh gầy còm, đen nhẻm cũng múa may, tập theo. Thấy cô bé giúp việc có vẻ mê võ thuật, võ sư họ Huỳnh đã cho Thanh học võ sau giờ làm. Vị võ sư này đã hết sức ngạc nhiên bởi sự tiếp thu võ thuật rất tốt của Thanh, ông dạy đến đâu, Thanh học được đến đó.

Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’
Mộ bà Huỳnh Thị Lịch 

Chỉ học một thời gian ngắn, Thanh đã đấu được với các võ sinh cả nam lẫn nữ. Võ sư họ Huỳnh rất quý Thanh, đã nhận làm học trò, sau đó nhận con nuôi. Ông đã đổi lại tên cho con nuôi. Từ đó, Trần Thị Kim Thanh có tên là Huỳnh Thị Lịch, tức mang họ của vị võ sư.