In bài này

Thời Diện Chẩn -08- Bụt chùa nhà...

 “Bụt chùa nhà không thiêng”. Câu nói có từ ngàn năm xưa, nó mặc nhiên tuyết phục mọi người. Thực tiễn cuộc sống có quá nhiều ví dụ không ai chối cãi được. Hãy nói ngay việc hiển nhiên trong xã hội ta hiện nay. Địa phương nào cũng xuất hiện nhiều ông Đồng, bà Cốt. Họ tự xưng là Cô, là Cậu, là ông Hoàng, bà Chúa … Họ lập phủ, lập đền, xem bói, cầu cúng, lên đồng … Con hương ở xa kéo đến ùn ùn bằng xe máy, xe ô tô, làm những canh lễ lớn tốn kém nhiều triệu đồng. Họ dẫn con hương đi trảy hội đền nọ, phủ kia rầm rầm, rộ rộ. Thế nhưng người làng thì ngơ ngơ ngác ngác đứng nhìn, chép miệng quay lưng.

 Rõ là: “Bụt chùa nhà không thiêng”, thế nhưng dân làng muốn xem bói lại phải tìm thày nơi xa, lúc trở về tấm tắc khen tài, thì thầm rủ nhau đi nữa. Việc tâm linh quả có thế: “Bụt chùa nhà không thiêng”.

Còn những việc khác thì sao?. Ví dụ như chữa bệnh? Cũng vậy thôi. “Bụt chùa nhà không thiêng”. Bác sỹ, thầy lang, làng nào, xã nào cũng có, nhiều nữa là khác; thế nhưng dân chúng vẫn muốn tầm sư cao tay. Bởi thế mới có chuyện xe ô tô chở mỗi chuyến vài chục người, đi xa hàng trăm cây số để được thầy bốc thuốc , thuốc lạ, thuốc thần, tất cả mọi người cùng được mua một lọai thuốc chặt từ gỗ một loại cây. Lạ hơn nữa, thuốc cho mọi người như nhau.Từng bao cỏ được thầy thuê dân nhổ mang về  phơi khô rồi bán. Tôi không dám khen hay chê chỉ nói một điều tâm lý: “Bụt chùa nhà không thiêng”. Dân ta sùng hàng ngoại. Ngọai tốt hay xấu không cần biết. Chỉ khi cơ quan công quyền, cơ quan chuyên môn công bố độc hại thế này, độc hại thế kia lúc đó mới tóa hoả thì đã muộn, tiền mất tật mang.

Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật. Việc chữa bệnh bằng Diện chẩn - Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu ở chỗ tôi cũng không thoát khỏi tâm lý: “Bụt chùa nhà không thiêng”. Người bệnh từ các tỉnh thành xa như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lao Cai, Lâm Đồng, Tây Nguyên, Cần Thơ, Bạc Liêu và tận từ Canađa, Anh Quốc… tìm đến. Người bệnh phải trọ lại các gia đình trong xóm. Bà con lao động nghèo nhân hậu, tốt bụng vui lòng đón tiếp, giúp đỡ tận tình. Cũng có kẻ ác tâm lao đơn kiện, kiện cả chục năm. An ninh thôn xã nhiều lần kiểm tra, cũng có lần thu tiền tạm trú. Người bệnh cứ đến, cứ trọ hoà đồng với dân thôn, chưa có chuyện gì xấu sảy ra. Những năm gần đây thôi không kiểm tra nữa. Thế nhưng một số cán bộ hưu trí cay cú tức tối, kiện lên xã không được thì lên huyện, lên tỉnh. Cơ quan công quyền và cơ quan chuyên môn phải nhiều lần kiểm tra soi xét. Bởi thế mới có chuyện lạ đời như sau:

Ông Phạm Thành Văn ở YaGrai, tỉnh Gia Lai có con gái mắc chứng cảm nhập tâm. Ở Tây Nguyên chữa mãi không khỏi. Ông đưa con ra Hà Nội chữa nhiều lần, mỗi lần tốn cả chục triêụ đồng. Ở Hà Nội có thuốc bệnh lui. Về đến nhà lại đâu đóng đấy, người cứ ốm đau rề rề, lả lướt chẳng học hành gì được. Tiếng lành đồn xa, biết đến Diện chẩn, ông đưa con về nhà tôi. Nhìn bé gái Tây Nguyên gầy guộc xanh rớt, thương quá, tôi vận dụng ngay phác đồ cân bằng năng lượng của lương y Hoàng Chu kết hợp với phác đồ chữa cảm lạnh rét run của lương y Trần Dũng Thắng. Tự tay tôi hơ hương ngải cho cháu, vừa hơ vừa hướng dẫn ông Văn chăm sóc con, nước mắt tôi trào ra. Mọi người cho rằng tôi không quen mùi hương ngải nên chảy nước mắt. Còn tôi tự biết, tình thương con trẻ làm tim tôi thổn thức không kìm nén được. Năm ngày sau bé gái Tây nguyên ăn ngon ngủ yên, chạy nhảy mạnh mẽ, nói cười hồn nhiên. Ông Văn ở lại 10 ngày nữa để theo dõi. Con ông béo ra, hồng hào, lanh lợi. Mừng quá ông đưa con ra quán đầu làng ăn tươi một bữa mai lấy sức lên xe về Tây Nguyên. Mấy ông cán bộ hưu trí đang uống rượu trong quán thấy người lạ hỏi. Ông Văn thật thà trả lời. Lập tức mấy ông cán bộ hưu trí làng tôi mắng cho “ông dở hơi à?, ông Kỳ có thầy bà gì đâu mà chữa bệnh, dân làng tôi chẳng ai thèm chữa ông ấy”. Tức quá, ông Văn muốn cãi nhưng thấy mấy ông rượu vào mặt đỏ tiếng to; thôi chịu nước lép. Chợt thấy vỏ bao thuốc lá ai vò viên ném trên nền nhà, ông cúi nhặt, bóc ra vuốt thẳng, rút cây bút bi viết tại quán bài thơ:

Rằng hay thì thật là hay

Xem ra ngậm đắng nuốt cay đã nhiều

Tôi xin lẩy một câu Kiều

Mở đề bày tỏ đôi điều vân vi

Diện chẩn liệu pháp thần Kỳ

Lương y danh tiếng thầy Kỳ Quỳnh Côi

Tiếng lành vang khắp nơi nơi

Làng quê thì lại buông lời dèm pha

Chẳng thiêng phận “Bụt chùa nhà”

Câu phương ngôn cũ thật là trớ trêu

Cánh chuồn mỏng giữa ba đào

Bông sen thơm giữa bọt bèo nổi trôi

Kính ông tôi viết đôi lời

Tặng ông trước lúc về nơi ngút ngàn. 

Chị Nguyễn Thị Giang bí thư chi bộ thôn Lương Cụ Nam đọc xong bài thơ dãy nảy lên: “Chết! sao lại ví làng tôi như cái ao bèo?, đề nghị bác sửa lại câu thơ đó ”. Ông Văn không sửa, bảo: “Tôi cảm nhận cuộc sống thế nào tôi viết thế. Thầy cũng đừng sửa. Nếu mấy ông cán bộ hưu trí của làng biết khiêm tốn tự trọng như đồng chí bí thư mới đẹp cho làng, mới tốt cho dân”. Tôi thấy bài thơ của ông Văn ý thơ, tứ thơ tao nhã, ngôn ngữ chỉnh chu, có muốn sửa cũng không sửa được, giữ nguyên như thế làm kỷ niệm.

Lại còn chuyện này nữa: Ông Vũ Quốc Lập xã Thống Nhất huyện Hưng Hà nguyên là đạo diễn nhà hát chèo bị chấn thương sọ não liệt 17 năm. Ông Lập được bạn thân là ông Vũ Minh Khính ở Đông Hưng giới thiệu đến với Diện chẩn. Nguyên do: ông Khính đưa vợ con đến chữa bệnh ở nhà tôi. Vợ ông khỏi bệnh viêm khớp gối, con nuôi ông khỏi bệnh sỏi mật không phải mổ. Những ngày ở nhà tôi ông Khính thấy tôi chữa bệnh bại liệt cho nhiều người nên điện gọi ông Lập. Đợi đến 9h30’ không thấy ông Lập, ông Khính gọi lại mới vỡ lẽ. Thì ra ông Lập đến Quỳnh Hồng từ sáng nhưng đói bụng vào quán ăn bát canh cá, mấy ông cán bộ hưu trí làng tôi thấy ông Lập cầm đũa tay trái, cầm thìa cũng tay trái, dị dạng quá. Mấy ông hưu trí làng tôi hỏi: “Ông làm sao thế?”, “Tôi bị liệt bên phải”, “Lại đến ông Kỳ hả”, “Vâng”, “ông lạ thật, ông Kỳ chỉ chữa mắt thôi, bệnh của ông đi bệnh viện chứ ”. Ông Lập nản chí ra về. Ông Khính tức quá quát trong máy điện thoại: “Tôi là bạn anh sao anh không tin, dân làng ấy biết cái gì. Anh đến ngay, tôi đang đợi.”

Ông Lập đến. Tôi phải chữa cho ông dài ngày, 3 đợt tổng cộng hơn 2 tháng. Ông Lập khỏi bệnh tay chân mềm mại dẻo giai, giọng lại trong trẻo mượt mà. Những ngày chữa bệnh ở nhà tôi, ông Khính, ông Lập hát chèo cho bà con nghe. Riêng ông Khính viết tặng tôi 12 bài thơ và một bài hát phỏng theo làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh.

Trong số 12 bài thơ có một bài ai là người Quỳnh Lương đọc xong cũng không vui. bài thơ như sau:

Cháu đã đi bốn phương

Cháu đã đi tám hướng

Nay trở về Quỳnh Lương cháu gặp

Một học trò của Bác   (Bác Hồ)

Nghe kể lòng cháu thương

Lại tiếc cho Quỳnh Lương

Ngọc đem vùi trong rác.

Một lần nữa chị Nguyễn Thị Giang bí thư chi bộ thôn lại dãy nảy lên “Chết” sao lại  ví làng tôi như cái hố rác?.Việc ông Kỳ chữa bệnh lúc đầu có một số người không hiểu phản đối gay gắt, còn đại bộ phận dân chúng im lặng xem xét, cấp uỷ chúng tôi chưa phê phán điều gì. Dân trong thôn cũng nhiều người đến chữa đấy chứ. Đề nghị bác sửa lại. Tôi cũng nêu ý kiến “Rác thì bẩn quá, xấu quá, ông có thể thay chữ khác được không?”. Ông Khính vui vẻ sửa lại câu thơ thành : “Ngọc đem vùi trong cát”.

Chuyện đã qua là thế, còn bây giờ thì sao?. Ngay từ năm 2007 chị Đặng Thị Hợi ở Bắc Ninh đến chữa bệnh ở nhà tôi đã có nhận xét như sau:

Bảy năm thày vượt thác ghềnh

Nghe qua thày kể lênh đênh cuộc đời

Nghe xong mà thấy nực cười

Thày làm việc thiện bị người ta chê

Khi Đảng họp lúc dân phê

Thầy vững ý chí mọi bề phải theo

Bây giờ gió đã đổi chiều

Xa gần đến chữa đều yêu kính thầy.

Ở đời, “Tiếng lành đồn xa”. Riêng việc chữa bệnh bằng Diện chẩn của tôi, “tiếng lành xa lại đồn gần”. Chuyện ngược đời thế có tin được không? Phải tin thôi. Chị Dung vợ anh Diện cách nhà tôi đường chim bay khoảng 50m, chị bị bệnh bướu cổ lại được bé Bích Thuỷ học sinh lớp 2 ở thành phố Bắc Ninh giới thiệu đến với Diện chẩn. Bé Bích Thuỷ bị cận thị mang kính 3 diop, mẹ đưa Thuỷ đến nhà tôi, cháu hát rất hay, cổ to quá tôi thường đùa bảo cháu là Lạc Đà. Mẹ cháu lo lắng hỏi: “Ông có chữa cho cháu được không?”. Tôi nhận lời vừa chữa cận thị, vừa chữa biếu cổ. Ngày thị lực của cháu đạt 10/10 bác sỹ Nhân Đức ở La Vân xuống thăm, khám bệnh cho Bích Thuỷ, kết luận Thuỷ khỏi bệnh. Bích Thuỷ sướng quá chạy về nhà trọ reo lên “Mẹ ơi! Con khỏi rồi, bác sỹ khám bệnh cho con bảo con khỏi bệnh rồi. Ông bảo con không phải làm Lạc Đà nữa”. Anh Toàn Tốt sang nhà Dung Diện bảo: “Thím sang ông Kỳ mà chữa, cháu Thuỷ khỏi cả cận thị và bướu cổ rồi”.

Cô Hoà giáo viên trường tiểu học Quỳnh Lương bị viêm khớp gối, mắt mộng thịt. Nhà cô giáo cách nhà tôi chưa đầy 100m thế mà chỉ khi bé Mônica ở tận thành phố VanRôVơ thuộc CaNaĐa đến trọ ở nhà cô mới biết đến Diện chẩn.

Cô giáo Hoà khỏi bệnh thì chồng cô là ông Lê Ngọc Hận đi theo, Ông Hận Viêm khớp vai, cánh tay đau không nhấc lên được. Bằng Diện chẩn, tôi chữa cho ông khỏi bệnh. Ông lên Quỳnh Hoa đón thân mẫu xuống. Cụ bị thoái hoá cột sống cũng được Diện chẩn chữa khỏi. Con dâu ông: Vợ anh Hưng đang làm hướng dẫn viên du lịch ở Hà Nội bị viêm giác mạc, viêm kết mạc, ở Hà Nội chữa mãi không khỏi. Ông Hận, bà Hoà gọi con dâu về. Diện chẩn cũng chữa cho cô khỏi bệnh. Con rể ông bị viêm mũi dị ứng cũng được giải thoát. Cả nhà khỏi bệnh mà không ai phải uống thuốc, sướng quá! Thế là cô giáo đi trước, chồng con đi sau vui quá là vui.

Cô giáo Trịnh Thị Thơm giáo viên trường trung học sơ sở Quỳnh Hồng bị bướu cổ Basedow, bệnh khó chữa đấy. Cô giáo đến với Diện chẩn, hai lần lên viện tỉnh khám, bác sỹ đều kết luận khỏi bệnh. Chồng cô: Thầy giáo Nguyễn Cao Cường hiệu phó trường THCS xã Quỳnh Hồng bị Zôna, con trai cô, cháu Quang Anh được chữa khỏi cận thị, con trai út của cô cháu Minh Nam 3 tuổi bị Amidan, viêm phế quản nhất định không đi tiêm, đòi đến ông Kỳ, thế mà khỏi rất nhanh. Cháu Minh Nam còn bị Giun kim hàng đêm quấy khóc, cô giáo phải soi đèn pin gắp giun, gắp mãi không được. Đến ông Kỳ. Lạ chưa ông nháy cho mấy nốt trên môi trên cằm thế mà khỏi tắt ngẳn. Nhờ Diện chẩn cả nhà cô khỏi bệnh. Bây giờ tiếng lành mới đồn xa. Thầy hiệu trưởng trường Trung học cơ sở xã An Thái bị viêm phế quản co thắt tranh thủ đến sớm trước khi tới trường. Đã biết đến Diện chẩn thì phải tranh thủ thôi. Cô giáo Ánh đi đâu mà tất tả thế?. Bà Đế đi theo, cô Nụ đi theo, chị Gọn, chị Mùi cũng đi theo. Đau dạ dày, viêm đại tràng, mắt màng mộng đến ông Kỳ, hay lắm.

Thế đấy, cô giáo đi trước, làng nước đi sau. Bây giờ trong làng ngoài xã nhiều người biết đến Diện chẩn cho nên: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng thuốc men không khỏi, đi bác sỹ Xoài ở Bắc Ninh xâu chỉ không khỏi. Đến ông Kỳ.

Viêm phế quản, hen suyễn: Đến ông Kỳ

Thoái hoá đốt sống cổ: Đến ông Kỳ

Đau lưng, đau thần kinh toạ: Đến ông Kỳ

Đau đầu gối, viêm khớp các ngón tay, ngón chân: Đến ông Kỳ

Viêm giác mạc, viêm kết mạc, chảy máu võng mạc: Đến ông Kỳ:

Răng sưng nhức, răng long lay: Đến ông Kỳ

Lở miệng, lở lưỡi: Đến ông Kỳ

Con cháu tiểu giắt, tiểu dầm cũng đến ông Kỳ...

Đến ông Kỳ là đến với Diện chẩn - Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu. Đến với Diện chẩn là đến với Việt Y đạo.

Là người Việt Nam tôi sung sướng tự hào, đất nước ta, dân tộc ta đã có phương pháp chữa bệnh  mới  thật độc đáo của riêng mình sánh vai với đông y, tây y. Tôi còn sung sướng hơn, sau 10 năm chữa bệnh cho dân, tôi đã nhận ra THỜI DIỆN CHẨN bụt chùa nhà đã thiêng. Như dân làng tôi, xã tôi đấy, lúc đầu dửng dưng, quay lưng, báng nhạo. Bây giờ lại sùng bái ngưỡng mộ, cũng làm thơ, mà thơ hay, mấy ông cán bộ hưu trí từng báng nhạo tôi chắc chẳng bao giờ bén gót.

Chị Nguyễn Thị Xê một đàn bà nông dân quanh năm buôn bán chợ Quỳnh Côi, nuôi nấng 2 con với một chồng tặng tôi 2 bài thơ hay:

Thầy Kỳ có số đào hoa

Xung quanh thầy toàn là hoa đẹp

Nào hoa Đào, hoa Hồng hoa Tím ..

Kết lại một mùa xuân

Bàn tay thày chăm hoa hương sắc đẹp lên dần

Thày làm đẹp cho đời

Em chúc thày luôn có mùa xuân đẹp.

Bài thơ trên mang tính khái quát, bài thơ sau thiết thực hơn:

Giàu hai con mắt

 Khó hai bàn tay

Câu phương ngôn ấy từ ngày xa xưa:

Giờ tôi chân chậm, mắt mờ

Sáu mươi ba tuổi còn mơ mộng gì

Thái Bình, Hà Nội tôi đi

Thuốc thì hàng túi, bệnh thì vẫn mang

Cuối cùng về chữa thầy lang

Đăng Kỳ nổi tiếng ở làng Quỳnh Lương

Tiếng thày vang khắp bốn phương

Cùng làng tôi lại coi thường chẳng tin

Bây giờ tai thấy, mắt nhìn

Tâm phục, khẩu phục, con tim bàng hoàng…

Các bậc cao niên làng tôi minh mẫn lắm. Cụ Nguyễn Tiến Hoè được Diện chẩn chữa sỏi thận đã viết

Nguyễn Đăng Kỳ thật thần kỳ

Hàng ngày Diện chẩn luôn vì nhân dân

Phát huy truyền thống quân nhân

Chữa được nhiều bệnh người gần, người xa

Tôi bị sỏi thận vừa qua

Thần kỳ Diện chẩn có ba, bốn ngày

Sỏi thận của tôi nhỏ ngay

Siêu âm còn lại chỉ dày ba ly

Nguyễn Đăng Kỳ thật thần kỳ

Vì dân chữa bệnh cứu nguy con người

Bàn tay vàng thật tuyệt vời

Cảm ơn đức hạnh sáng ngời của ông

Cụ Nguyễn Tiến Thế nhà giáo nghỉ hưu đã 93 tuổi vẫn có tầm nhìn xa. Khi sự phản đối điên cuồng nhất, gay gắt nhất thì cụ đã tiên đoán.

Khi lên trời cũng chiều người

Nhà vui, cảnh đẹp, lộc trời ban cho

Tương lai rạng rỡ ước mơ

Đức, tài, trí, lực, cơ đồ vẻ vang.

Đến như chị Gái gù ở La Vân được Diện chẩn chữa khỏi bệnh hen suyễn cũng có thơ hay:

Chẳng thần, chẳng thánh

Chẳng bằng cấp như ai

Chữa bệnh tay không thật là tài

Ông Kỳ, kỳ lạ chưa từng thấy

Nay mới ra đời ở xã ta.

Thật là:

Một người đồng chí, một người cha

Rời bục giảng , trận mạc xông pha

Trở về làng giúp dân dốc sức

Trẻ thơ mắt cận

Người già ốm đau

Được ông đón nhận chẳng phân giàu nghèo

Chữa trị tận tình như nhau

Tính tình vui vẻ

Người xa, người gần đều là khách quý

Bởi thế tôi đi tôi nhớ

Nhớ người, nhớ mắt, nhớ đôi môi

Nhớ dáng ông đi, nhớ thế ngồi

Nhớ bàn tay thương tích đang dò huyệt

Nhớ cả nụ cười lúc chào tôi

Còn nhiều lắm, Chị Nguyễn Thị Tỵ, ông Cao Xuân, ông Nguyễn Đỗ Thiệu, Nguyễn Đỗ Đương, bà Nguyễn Thị Hiền, Trần Thị Vinh, anh Nguyễn Cao Toàn… Những thường dân quanh tôi hiền lành giản dị thế mà đến với Diện chẩn bất ngờ trí tuệ thăng hoa thành nhà thơ cả đấy. Hay thật.

 Thời Diện chẩn cho ta sức khoẻ dồi dào;

 Thời Diện chẩn cho ta trí tuệ thăng hoa ,

 Thời Diện chẩn cho ta tình người bao la.

 Thời Diện chẩn

“BỤT CHÙA NHÀ ĐÃ THIÊNG”./.

 

Quỳnh Hồng ngày 03-02-2013

Nguyễn Đăng Kỳ

Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Phụ trang 5:

Thầy kỳ diện chẩn

Quý con như thể mẹ hiền

Hai bầu sữa mẹ thuốc tiên nào bằng.

Đêm khuya ánh sáng chị hằng

Ru con ôm cả vầng trăng vào lời

Lời ru tâm huyết sáng ngời

Cho con hiểu biết lẽ đời về sau.

ở đời muôn vẻ muôn màu

Kẻ chê người quý cùng nhau luận bàn.

Khu xóm nói chuyện râm ran

Còn thầy Diện chẩn muôn vàn kính yêu

Không nghe đặt chuyện đơm điều

Lòng tin chữa bệnh sớm chiều vững tâm.

Cứu dân đã trọn mười năm

Quý thầy thơ thả dương cầm hoà theo

Thầy như người mẹ bệnh nghèo

Giúp người khốn khó hắt hiu tháng ngày

Thầy Kỳ Diện chẩn bằng tay

Đem khoa học mới hàng ngày giúp dân

Giúp cho gân cốt tay chân

Lưu thông khí huyết nhân thân khoẻ đều

Bệnh nan y đã khỏi nhiều

Không thuốc khỏi bệnh, lạ sao, bất ngờ!

Thầy như trăng sáng mộng mơ

Thầy như gió mát sớm trưa chuyên cần

Thầy là thầy của nhân dân

Là ông, là mẹ, ân nhân trên đời

Thầy như cây đuốc sáng ngời

Đem nền khoa học giúp đời dài lâu

Lương  y y đức làm đầu

Thầy như họa sỹ vẽ màu hoa tươi

Bức tranh thầy hoạ vẹn mười

Thầy cho khỏi bệnh nụ cười trong mơ

Thuốc thần hoá giải bất ngờ

Thầy Kỳ tiên hoá trong mơ hiện hình

Thầy Kỳ Diện chẩn tài tình

Thầy đem hạnh phúc cho mình cho ta

Tình yêu êm ấm chan hoà

Gia phong hạnh phúc bài ca mẹ hiền./. 

 

Quỳnh Ngọc, ngày 24/5/2010

Nguyễn Đỗ Thiệu

Kính tặng

 © 10/2013 - www.dienchanviet.com