CÁC THUYẾT TRONG ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP
1.Thuyết Đồng bộ thống điểm :
Khi trong cơ thể có sự bất ổn thì ngoài những triệu chứng hay cảm giác đau tại chỗ còn xuất hiện một hay nhiều chỗ đau tương ứng ( Đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiếu của nó trên mặt. Cảm giác đau ( thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức, nóng, rát …) tại các điểm đau sẽ tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng của bệnh chứng ( Bệnh nặng thì đau nhiều) . Vì thế khi bệnh giảm bớt thì cảm giác đau cũng sẽ bớt. Nhưng nên nhớ, điều này chỉ là một trong những biểu hiện của bệnh lý.
2.Thuyết Bất thống điểm :
Theo Thuyết Bất thống điểm thì lại có tình trạng, khi một cơ quan hay bộ phận nào đau, thì tại vùng tương ứng với nó trên mặt sẽ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (Bất thống điểm) Những điểm không đau sẽ nằm trong vùng đau tương ứng ( phản chiếu) với bộ phận có bệnh trong cơ thể. Đôi khi tác động vào những điểm không đau lại có hiệu quả hơn là tác động vào những điểm đau .
3.Thuyết Thái Cực :
Bộ mặt con người cũng là nơi phản chiếu của thái cực theo nguyên lý : Thái cực sinh Lưỡng nghi ( Âm/Dương) – Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng ( Thiếu Dương – Thái Dương / Thiếu Ấm – Thái Âm) Bên Trên, Phải thuộc Dương. Bên dưới, Trái thuộc Âm. Từ trái sang phải, từ ngoài vào trong thuộc Dương – Từ phải sang trái, từ trong ra ngoài thuộc Âm. Chiều thẳng đứng ( Tung ) thuộc Dương, Chiều nằm ngang (hoành) thuộc Âm – Âm Dương đối xứng nhau qua một trục hay một tâm điểm trung tính ( phi Âm phi Dương) – Âm Dương vừa có tính đối kháng vừa có tính phụ trợ nhau. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương – Dương tụ, Âm tán – Âm hàm Dương : Dương tụ - Dương hàm Âm : Dương tán – Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng.
4.Thuyết Phản phục :
Tuỳ theo tình trạng bệnh lý, mỗi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian kích thích nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này thì sẽ phản tác dụng hay không tác dụng.
Điều này cho thấy khi tác động bằng kỹ thuật Diện Chẩn ( với dụng cụ hay không ) cũng chỉ nên tác động đúng mức, không nhiều và cũng không ít hơn mức độ cần thiết.
Thuyết Đối xứng : Một số huyệt trên mặt có tính đối xứng : Đối xứng theo chiếu dọc (Tuyến 0 ) và đối xứng theo chiều ngang ( tuyến V và tuyến IV )
Các huyệt đối xứng có tính tương tự nhau hay đối kháng nhau, do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau.
5.Thuyết Đối xứng :
Một số huyệt trong cơ thể, nhất là trên mặt thường có tính đối xứng trong nhiều chiều không gian. Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt :
- Trục dọc giữa mặt ( Tuyến tung 0 )
- Trục ngang qua hai con mắt ( Tuyến Hoành số V)
- Trục ngang qua hai lông mày ( Tuyến Hoành số IV)
Có hai tâm đối xứng quan trọng : Huyệt số 26 ( Chính giữa hai lông mày ) và huyệt số 19 ( Chính giữa hai lỗ mũi – bên trên nhân trung ). Những huyệt hoặc bộ phận đối xứng nhau thì có tính tương tự hoặc đối kháng nhau. Do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau. Ví dụ : Huyệt số 106 ( phần thấp dưới trán) đối xứng với huyệt số 8 ( giữa sống mũi dưới hai lông mày) qua huyệt số 26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau, nhưng cũng có tính đối kháng nên có thể hoá giải nhau khi được tác động đúng lúc.
6.Thuyết Bình thông nhau :
Giữa người bệnh và người chữa bệnh có mối quan hệ tương tác, điều này có nghĩa là nếu người bệnh đau bệnh gì, thì người chữa bệnh cũng có thể bị bệnh đó ( nhất là khi người chữa bệnh lại có sức khoẻ kém hơn người bệnh ) – Vì thế cần phải cẩn trọng trong việc chữa bệnh với những bệnh mãn tính do thời gian chữa và tiếp xúc với người bệnh kéo dài.
7.Thuyết Nước chảy chỗ trũng :
Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển khí về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Bệnh càng nặng thì đường dẫn truyền ( khí ) này càng rõ nét, và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Vì thế, theo thuyết này thì có khi cùng một huyệt, nhưng lại dẫn khí ra các vùng khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào bệnh nhân đang đau ở đâu.
Đường dẫn truyền khi dẫn khí sẽ tạo cảm giác rần rần như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được tác động đúng huyệt.
8.Thuyết Sinh khắc :
Có sự sinh khắc giữa các huyệt trên mặt. Sự sinh khắc này là tương đối và phần lớn tuỳ thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau trong một thời điểm nhất định nào đó.
Ví dụ : Huyệt 26 khắc với huyệt số 6 ( Hai huyệt này làm giảm tác dụng của nhau)
Huyệt 34 sinh huyệt 124 (2 huyệt này hỗ trợ nhau, có tác dụng tốt hơn khi đi chung với nhau ).
Cũng có sự sinh khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bệnh lý. Ví dụ : Bệnh nặng mà gặp chứng nấc cục hay sưng chân thì có nguy cơ tử vong. Hay vùng má thuộc Phế ( Phổi – sắc trắng ) tự nhiên hiện ra sắc hồng ( thuộc Hỏa ) thì có nghĩa là phổi đang có bệnh vì Hỏa khắc Kim. Hay gò má thuộc Tâm ( sắc đỏ ) tự nhiên có màu xanh đen (thuộc Thủy) thì tim có bệnh vì Thủykhắc Hoả.
Các thuyết trên đã tạo nên một hệ thống lý luận có cơ sở vững chắc cho phương pháp Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp, để từ đó hình thành hàng loạt các kỹ thuật thực hành dưới nhiều hình thức khác nhau : bằng tay không, bằng các công cụ bình thường và nhất là các dụng cụ đặc chế của phương pháp, do chính tác giả sáng tạo ra, đã đăng ký bản quyền sáng chế để phục vụ cho sức khỏe của con người, giúp giải quyết những vấn nạn về phương diện y tế, tạo ra một hệ thống can thiệp và tác động vào sức khỏe cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc « phòng bệnh hơn chữa bệnh » và hình thành một biện pháp trị liệu đơn giản, rẻ tiền và có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi.