In bài này

Diện Chẩn Bùi Quốc Châu chữa bệnh không dùng thuốc

Họ và tên: Trần Thị Trúc
Học viên Câu lạc bộ Diện Chẩn Việt                                           Khóa: K13
Ngày bắt đầu học……/……/..…….đến ngày……/……../….…
Giảng viên: Thầy Vũ Văn Hội 

Từ khi học đến nay bạn đã làm được bao nhiêu ca bệnh cho mình và cho người khácỉ lệ thành công và thất bại?

Trả lời: Từ khi học đến nay tôi đã làm được 6 ca bệnh cho bản thân, các con và người quen.

-          Ca đầu tiên: Chữa cho hàng xóm bị sốt cao, đau họng. Trước hết tôi chẩn đoán bệnh là do bị cảm lạnh. Bước 1 tôi làm phác đồ quân bình năng lượng, sau đó giải cảm cho bệnh nhân. Sau lần đầu tiên bệnh nhân đã giảm sốt, sau đó tôi làm 2 lần nữa thì bệnh nhân khỏi.

-         Ca thứ 2: Bệnh nhân là hàng xóm, bị đau mỏi vai gáy cứng cổ, tôi dùng con lăn cầu gai đôi mát xa vùng vai gáy, lăn đi lăn lại mỗi chỗ khoảng 10 lần. Sau đó dùng chày đâm tiêu chấm dầu cao, đánh dọc cổ sang hai bên ra vai. Tiếp đó là tìm sinh huyệt trên mặt, vùng từ huyệt 8 đến huyệt 26 và hai bên lông mày và vùng thái dương có điểm đau, dùng que dò day ấn điểm đau, sau đó hơ lăn vùng thái dương, vùng ấn đường và hai đầu gờ mày. Sau đó bệnh nhân bảo hết đau.

-         Ca thứ 3: Có một chị bạn gọi điện bảo chồng bị táo bón, tôi đã dạy chị về vuốt mũi cho anh ấy đến bao giờ rùng mình mới được. Sau đó dùng hai ngón tay vuốt miệng từ khóe miệng phải sang trái rồi vuốt xuống vùng hậu mon trên mặt 60 lần. Ngày hôm sau tôi hỏi thì chị bảo có hiệu quả ngay.

-         Ca thứ 4: Chồng tôi bị sưng đau các khớp ngón tay, lần đầu tôi làm cho anh là dò tìm sinh huyệt theo đồ hình phản chiếu và đồng ứng thì tôi tìm thấy điểm đau trên trán, vùng thái dương. Tôi dùng kỹ thuật day ấn và lăn vùng này, sau đó tôi xoa dầu và hơ trực tiếp các ngón tay ngón chân. Ngày hôm sau anh bảo đau thì có giảm nhưng tay vẫn còn sưng mọng, tôi phải thay phác đồ điều trị cho anh. Tôi làm bộ trừ đàm thấp thủy cộng thêm tiêu viêm khử ứ, sau đó mới làm đồ hình đồng ứng và phản chiếu, và hơ như hôm trước thì lần này có kết quả. Sau ba lần làm như vậy thì anh khỏi. Ca bệnh này ban đầu tôi chỉ làm đươc 50%, sau đó rút ra kinh nghiệm mới có tác dụng triệt để.

-         Ca thứ 5: Bản thân tôi hay bị lở miệng, mỗi lần bị thường kéo dài từ 7-10 ngày, phải uống nhiều thuốc tây mới khỏi. Lần này tôi dùng Diện Chẩn theo phác đồ lở miệng thì chỉ 3 ngày là khỏi hoàn toàn và không phải dùng thuốc.

-         Ca thứ 6: Con trai tôi đang học ở xa, điện về báo bị đau rát họng. Tôi bảo cháu ấn vào huyệt 14, điểm dưới cùng của gốc tai, sau đó dùng 2 ngón tay trỏ vào giữa kẹp hai tai xoa cho nóng lên. Một lúc sau cháu báo có đỡ.

-         Ca thứ 7: Tôi bị đau nửa người hơn 20 năm, từ hồi sinh cháu lớn, mọi người bảo bị hậu sản. Tôi đã đi nhiều bệnh viện, gặp nhiều thầy thuốc cả đông y và tây y nhưng không tìm ra bệnh. Bình thường tôi có rất nhiều triệu chứng bệnh khác nhau như cảm cúm, đau mỏi, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, huyết áp thất thường, đau nửa đầu bên trái, tê buốt tay bên trái… Tôi đã chia sẻ với chị gái và được chị giới thiệu về một bộ môn chữa bệnh không dùng thuốc, chị động viên tôi đi học để về chữa bệnh cho bản thân. Đây cũng là cơ duyên để tôi đi học Diện Chẩn, nhà tôi hiện đã có 3 người, chị gái, tôi và cháu con nhà chị cùng đi học lớp Diện Chẩn khóa 13 của thầy Vũ Văn Hội. Trong quá trình đi học và tìm hiểu tôi đã được thầy tìm ra bệnh của tôi là “tai biến mạch máu não nhẹ” và hiện tại tôi đang tự chữa cho mình được 4 ngày và bắt đầu có chuyển biến tích cực, tôi tin rằng trong thời gian sắp tới bệnh của tôi sẽ khỏi hẳn.

-         Ca thứ 8: Chồng tôi bị trai chân. Tôi đã dùng phác đồ trai chân và hơ, sau 3 lần thực hiện thì trai chân đỡ cắn nhưng khi đến lần thứ 4 thì tôi thấy một bên chân trái thì trai co nhỏ lại, bên chân phải thì lại phồng to lên và mọng như có nước. Sau đó tôi vẫn tác động thêm vài lần nữa, đau giảm nhưng trai chân vẫn còn không hết.

-         Tôi ước tính tỉ lệ thành công của bản thân vào khoảng 70% và tôi muốn nâng cao kiến thức về Diện Chẩn để chữa thành công được nhiều bệnh hơn nữa.

 

  1. Bạn hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa các dụng cụ trong Diện Chẩn?

-         Khi thực hành tôi rất thích dụng bộ dụng cụ Diện Chẩn với hơn 100 món đồ có công dụng chuyên sâu giúp cho người làm Diện Chẩn thực hành được dễ dàng. Trong bộ dụng cụ Diện Chẩn của thầy tổ bao giờ cũng lấy nguyên lý cân bằng âm dương làm đầu. Cùng một dụng cụ, 2 đầu có hình dạng giống nhau nhưng một đầu làm bằng đồng(âm lạnh) để chữa cho những bệnh nhân dương chứng, một đầu thì làm bằng sừng(dương nóng) để chữa cho bệnh nhân âm chứng. Hoặc dụng cụ có hình dáng giống nhau nhưng có cái to, cái nhỏ. Cái to thì dùng ở những chỗ bề mặt phẳng, rộng, lớn. Cái nhỏ thì dùng ở những chỗ gồ ghề, hẹp, có tiết diện nhỏ hơn.

  • Ví dụ:  Cùng là “lăn dò” nhưng “lăn dò sừng gai” có công dụng tìm sinh huyệt và lăn trên vùng mặt, cổ, gáy, ngón tay, ngón chân, làm lưu thông khí huyệt, kích thích huyệt đạo nhưng có tính dương thì nên dùng với những bệnh nhân âm chứng, sợ lạnh.

            “Lăn dò đồng nhỏ” có công dụng cũng giống như “lăn dò sừng gai” nhưng lại thích hợp với những bệnh nhân dương chứng, sợ nóng, thích mát.

  • Ví dụ: “Cào nhỏ” cào trên khắp mặt, “cào to” thì dùng trên đầu.

            “Lăn cầu gai đôi nhỏ” dùng cho các bộ phận nhỏ như bàn chân, bàn tay, cổ gáy; “lăn cầu gai đôi to” dùng cho lưng, đùi, mông, tay, chân.

            “Lăn đồng láng” dùng cho các bệnh nhân huyết áp cao dương chứng vì nó có tác dụng thay cho phác đồ làm mát.

 

-         Tôi thấy trong Diện Chẩn có rất nhiều dụng cụ, đa tính chất, đa hệ và đa tác dụng. Có những dụng cụ rất giống nhau nhưng lại cho ta những cảm giác khác nhau, tác dụng trị liệu cũng khác nhau.

 

  1. Khi dùng các dụng cụ bạn thích nhất phương thức tác động nào? Tại sao? Kể ra chi tiết 1 vài ca.

-         Khi dùng các dụng cụ tôi thích nhất phương thức day ấn, lăn gõ vì nó rất đơn giản, hiệu quả cao, lúc nào cũng có thể làm được kể cả khi không có dụng cụ. Ta có thể dùng cây bút hoặc đầu ngón tay để sử dụng. Ví dụ: Trong trường hợp con tôi bị đau họng tôi đã bảo cháu sử dụng đầu bút bi để day ấn huyệt.

 

  1. Bạn hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa các phác đồ, đồ hình phản chiếu và đồ hình đồng ứng trong Diện Chẩn.

-         Giống nhau: Đồ hình phản chiếu và đồ hình đồng ứng cùng dùng để chữa tất cả các bệnh từ ngoại vi đến nội tạng trong cơ thể.

-         Khác nhau:  + Đồ hình phản chiếu chữa các bệnh ngoại vi cơ thể và nội tạng trên mặt, lưng, bụng.

                        + Đồ hình đồng ứng thì dùng để chữa ngoại vi cơ thể và nội tạng theo nguyên lý đồng ứng là tìm các bộ phận giống nhau hay tương tự nhau, có liên hệ và đáp ứng lẫn nhau, và ta có thể tự tạo hình cho giống bộ phận cần chữa. Trong trường hợp này ta bắt buộc ta bắt buộc phải tìm được sinh huyệt(điểm đau), có đồng là phải có ứng thì mới có hiệu quả.

 

  1. Huyệt nào hoặc phác đồ nào bạn tâm đắc nhất? Tại sao? Kể ra chi tiết vài ca.

Huyệt 14 là tôi rất tâm đắc vì dễ nhớ, dễ nhận biết, dễ làm và dễ chỉ cho người khác làm được.

Phác đồ mà tôi tâm đắc là phác đồ quân bình năng lượng. Dùng rất hay trong các bệnh bị lạnh phong hàn.

-         Trường hợp mẹ chồng tôi bị cảm lạnh, hiện tượng buồn nôn, tôi đã dùng quân bình năng lượng, sau đó giải cảm, hơ vùng thái dương, vùng tai và rốn và mẹ tôi đã đỡ buồn nôn ngay.

-         Trường hợp hàng xóm bị cảm tôi đã nói ở trên.

 

  1. Bạn nghĩ gì về hệ thống huyệt của Diện Chẩn?

-         Lúc bắt đầu học Diện Chẩn, khi nhìn thấy các đồ hình, các bộ huyệt điều chỉnh tổng trạng và huyệt mốc đồ hình, tôi thấy rất nhiều huyệt nên rất bối rối và nghĩ liệu mình có nhớ nổi không nhưng qua quá trình học, được thầy Hội chỉ dẫn và có cả bảng tọa độ của thầy tổ Bùi Quốc Châu cùng với càng ngày tôi càng đam mê Diện Chẩn nên tôi cũng đã nhớ được một số huyệt thường dùng. Tôi nghĩ là cùng với thời gian, qua quá trình thực hành tôi sẽ nhớ được hết.

 

  1. Bạn có đề nghị gì với sách học và cách giảng dạy của giáo viên trực tiếp hướng dẫn bạn?

-         Giáo trình Diện Chẩn là tài liệu rút gọn của Diện Chẩn mà thầy tổ Bùi Quốc Châu đã biên soạn, trước khi vào bài học thầy luôn có những câu tâm ngôn để hướng dẫn đường hướng cho các học viên chúng tôi, cùng với rất nhiều tài liệu Diện Chẩn bổ sung như “Âm Dương khí công”, “Chữa bệnh bằng đồ hình”, “Ẩm thực dưỡng sinh”, “Tuyển tập đồ hình”… Tôi thấy sách Diện Chẩn rất đa hệ để cho học viên tham khảo và thực hành nhưng tôi vẫn muốn đề nghị với thầy tổ biên soạn thêm một cuốn sách giới thiệu tất cả các huyệt của Diện Chẩn, vị trí, công dụng và chủ trị để cho các học viên nắm vững hơn trong quá trình học tập và thực hành.

 

  1. Những điều gì giáo viên hay nhắc đi nhắc lại trong lớp?

-         Trong mỗi buổi học Diện Chẩn tôi thấy thầy Hội hay nhắc đi nhắc lại với học viên các câu tâm ngon của Diện Chẩn như “Tâm bình trí sáng”, “Muốn tất cả sẽ không được gì – Không muốn gì sẽ được tất cả”, “Giúp người chính là giúp mình – Yêu người chính là yêu mình”. Và thầy luôn bảo chúng tôi không nên phụ thuộc vào các phác đồ hỗ trợ, vừa rối rắm mà phức tạp, mà hãy tận dụng các công cụ tiên tiến của Diện Chẩn như là đồ hình phản chiếu, đồng ứng, dò sinh huyệt, vừa đơn giản vừa dễ làm. Vì mục đích của thầy tổ là muốn đơn giản hóa để đại chúng hóa, đại chúng hóa để toàn cầu hóa.

 

  1. Trong 20 điều lợi ích sau khi học Diện Chẩn, bạn được bao nhiêu điều? Ích lợi của nó đối với sức khỏe và tinh thần ra sao?

-         Tôi mới được tiếp xúc với Diện Chẩn trong hơn 5 tuần, trong 20 điều lợi ích của Diện Chẩn bước đầu tôi mới có được 11 điều lợi ích như sau: “Sức khỏe”, “hạnh phúc”, “trí tuệ”, “tự tin”, “tự do”, “bình an”, “phá chấp”, “giảm lo âu”, “tiết kiệm”, “vui vẻ”, “thay đổi nhân sinh quan và thế giới quan”.

 

  1. Bạn nghĩ gì về tâm ngôn của thầy Bùi Quốc Châu?

Những ngày đầu tiên thầy đã dạy cho chúng tôi những câu tâm ngôn về y đạo như: “Đạo như gốc rễ, thuật như cành lá”. Thầy đã nhắc nhở chúng tôi phải lấy y đạo làm gốc, chữ đạo ở đây là đạo đức nghề nghiệp, là cái gốc của y thuật, gốc có vững thì cành là mới tươi tốt, mới bền, phải nắm vững đạo, tức là tinh thần của Diện Chẩn thì y thuật mới phát triển.

Hay: “Muốn nhanh phải chậm – Muốn cao phải thấp – Muốn mạnh phải yếu” . Câu này thầy muốn dạy chúng tôi không nên nóng vội mà phải từ từ nghiên cứu và học tập.

Và: “Tâm bình trí sáng”, “Tâm hướng về đâu nơi đó có ánh sáng”…Thầy đã giúp chúng tôi định tâm trước khi học Diện Chẩn, khai thông trí tuệ cho chúng tôi, để chúng tôi tiếp thu được tinh thần và học thuật của Diện Chẩn.

Xuyên suốt quá trình học thầy luôn luôn dạy chúng tôi những câu tâm ngôn ứng xử như “Càng cho nhiều –  Càng nhận nhiều”, “Giúp người là giúp chính mình – Yêu người là yêu chính mình” hay “Đừng cố lội ngược dòng nước đang chảy siết”…

Tôi thấy rất tâm đắc với các câu tâm ngôn của thầy tổ Bùi Quốc Châu, thầy vừa định tâm, vừa soi đường chỉ lối, khai sáng trí tuệ, lại vừa ghần gũi thân thương, bảo ban tôi đi theo con đường Diện Chẩn “Giúp người, giúp đời”.

 

  1. Bạn nghĩ gì về thầy Bùi Quốc Châu?

-         Tôi thấy mình rất may mắn khi có cơ hội tiếp xúc với bộ môn Diện Chẩn điều khiển liệu pháp của thầy Bùi Quốc Châu, nó đã thay đổi cuộc sống của tôi ngày càng tốt đẹp hơn.

-         Trong dịp kỷ niệm 37 năm ngày thành lập “Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu”, và kỷ niệm 75 năm ngày sinh của thầy tổ, tôi được tiếp xúc với thầy, chúng tôi được thầy ôn lại lịch sử của quá trình nghiên cứu và phát triển Diện Chẩn, và những câu chuyện cảm động về tuổi thơ của thầy, tôi thấy thầy luôn trẻ trung, vui vẻ, gần gũi, bình dị, chân tình mà cao quý, luôn tận tâm vì gia đình Diện Chẩn, cứu người giúp người không vụ lợi. Thầy luôn nêu cao tinh thần của Diện Chẩn “Giúp người là giúp chính mình – yêu người là yêu chính mình”. Thầy luôn mang niềm vui và hạnh phúc đến cho những người xung quanh.

 

  1. Sau khi học xong bạn muốn trở thành chuyên gia chữa bệnh gì? Và bạn ước muốn sẽ làm gì trong tương lai?

-         Sau khi học xong tôi muốn trở thành chuyên gia chữa bệnh phục hồi sau tai biến.

-         Trong tương lai tôi ước muốn làm đẹp bằng Diện Chẩn.

  1. Thế giới quan và nhân sinh quan của bạn sau khi học xong khóa học này? Nhận thức về sự trung thực và lòng biết ơn trong xã hội ngày nay, nhất là sau khi đã được học Diện Chẩn?

-         Trước đây, khi chưa học Diện Chẩn tôi hay vội vàng nóng nảy, hay chấp và câu nệ nhưng sau khi học Diện Chẩn bản thân tôi khỏe mạnh lên, tự tin, vui vẻ. Học được chữ “Tùy” trong Diện Chẩn nên linh hoạt, năng động hơn và ít thành kiến với mọi người, toàn bộ thế giới quan và nhân sinh quan của tôi thay đổi rất nhiều. Cảm ơn Diện Chẩn đã cho tôi một cuộc sống vui vẻ và tươi đẹp hơn.

  1. Bạn hãy hình dung sự phát triển và thay đổi của con người trong xã hội trên thế giới khi có hàng tỉ người sử dụng Diện Chẩn trong 100 năm nữa!

-         Nếu có hàng tỉ người sử dụng Diện Chẩn trong 100 năm nữa thì cả nhân loại sẽ có được một lợi ích khổng lồ về kinh tế, giảm được đáng kể chi phí phòng và chữa bệnh, thuốc men…

-         Con người khỏe mạnh hơn sẽ hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, sẽ giảm tệ nạn xã hội, làm cho xã hội tươi đẹp hơn.

 Bạn sẽ làm gì để phổ biến diện chẩn giúp nhiều người hơn nữa được hưởng các thành quả mà Diện Chẩn mang lại?

-         Sau một thời gian tiếp xúc với Diện Chẩn tôi thấy rất thích bộ môn này. Ở nhà tôi vừa thực hành vừa truyền đạt cho con trai thứ 2 của tôi để cháu đi học xa có thể phòng và chữa 1 số bệnh thông thường mà bản thân cháu hay mắc.

-         Con trai lớn của tôi đi bộ đội đang về phép, tôi mua sách vở và tài liệu cho cháu mang đi để lúc nào có thời gian rảnh thì cháu nghiên cứu, tìm hiểu về bộ môn này.

-         Ngày thường tôi hay hướng dẫn bạn bè, người thân thực hiện những động tác đơn giản mà hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe như 12 động tác xoa mặt, quay cổ tay. Hoặc khi mọi người gặp những chứng bệnh thông thường, đơn giản thì tôi bày cách giúp họ tự làm và nói với họ rằng đây là những động tác của Diện Chẩn, một môn y đạo về chữa bệnh không dùng thuốc mà thầy tổ là Bùi Quốc Châu.