In bài này

Diện Châm

 Diện Châm là phương pháp châm ở Mặt để phòng và trị bệnh

Diện châm - Diện chẩn

 Đại Cương

Diện = Mặt.

Châm = Dùng vật gì nhọn đâm hoặc kích thích vào.

Diện Châm là phương pháp châm ở Mặt để phòng và trị bệnh.

Môn Diện Châm đã và đang được nhiều nước trên thế giới lẫn Việt Nam ngjiên cứu dưới nhiều dạng khác nhau:

. Liên Xô áp dụng để chẩn đoán và xoa bóp.

. Đức nghiên cứu xoa bóp để điều trị.

. Trung Quốc áp dụng nhiều trong châm tê.

. Riêng tại Việt Nam, ngoài áp dụng Diện Châm của Trung Quốc để châm tê, nhóm Diện chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu còn áp dụng phương pháp lăn, xoa dầu, dán cao, cứu…  trong phòng và trị bệnh.

In bài này

Học thuyết tạng tượng - Phần 2

 SỰ LIÊN HỆ HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI TẠNG

Giữa ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận về công năng sinh lý có quan hệ nương tựa lẫn nhau, hạn chế lẫn nhau. Ví dụ: Giữa tâm và thận: Tâm thuộc hoả, là tạng dương ở trong dương, thận thuộc thủy là tạng âm ở trong âm, tâm thận giao tiếp nhau, thủy hoả hỗ trợ nhau mới duy trì được sự hoạt động sinh lý bình thường. Nếu hoả không có thủy chế ước thì thịnh lên mà hại âm. Thủy không có hoả làm cho âm tăng lên thì lạnh quá mà hại dương. 

In bài này

Học thuyết tạng tượng - Phần 1

“Tạng” là các tổ chức cơ quan ở trong cơ thể

“Tượng” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể. Vì thế quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng gọi là “tạng tượng”.

Nghiên cứu sự hoạt động nội tạng của cơ thể là dựa vào sự phát triển của giải phẫu học ở một mức độ nhất định. Giải phẫu học xưa đã có nguồn gốc rất sớm, các sách “tố vấn”, “linh khu” và Hải Thượng Lãn Ông đã ghi chép rất nhiều kiến thức nói về giải phẫu. Nhưng học thuyết “Tạng Tượng” lại không hoàn toàn dựa vào giải phẫu học, nó là một thứ học thuyết theo sự chỉ

In bài này

Học thuyết thiên nhân hợp nhất

 I - ĐỊNH NGHĨA 

Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người và hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển.

In bài này

Học thuyết kinh lạc

I - ĐỊNH NGHĨA

Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể, kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc đi ở sâu; lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông.

1. Kinh mạch và lạc mạch

Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng lục phủ, can mạch, cơ nhục, xương vv… kết thành một chính thể thống nhất.

II - CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC

 a) 12 kinh mạch chính