In bài này

Tỉ lệ thành công và thất bại trong Diện Chẩn

Họ và tên: Bạch Văn Thành.

Giảng viên: Thầy Vũ Văn Hội.

Bài thu hoạch Diện Chẩn cơ bản:

Câu 1: Bản thân em khi biết đến Diện Chẩn (Diện Chẩn) chỉ được gọi là tình cờ và cũng xem là có chút duyên với Diện Chẩn.Em may mắn xem được clip chữa bệnh của thầy Trần Dũng Thắng trên youtube lần đầu xem thì chưa tin lắm rồi sau đó em tìm hiểu thêm về phương pháp gọi là Diện Chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu, Càng tìm hiểu sâu thì thấy phương pháp của Thầy thật là vi diệu. Sau đó em may mắn là tìm được website Diệnchanviet.com của thầy Vũ Văn Hội,em đã liên hệ và đặt mua dụng cụ Diện Chẩn qua thầy Hội.Sau một thời gian tìm hiểu thấy rất hay và tự làm thấy có hiệu quả nên em đã đăng kí lớp học cơ bản của Thầy Hội.

   Từ khi học Diện Chẩn chủ  yếu là em làm và chữa trị một số bệnh đơn giản cho mình và người thân trong gia đình.Em xin kể một vài trường hợp thành công và thất bại như sau:

    1: Bản thân em khi ứng dụng Diện Chẩn là một bộ huyệt cầm máu. Em là công nhân cơ khí, thường xuyên tiếp xúc với kim loại và bị vật sắc nhọn làm đứt tay là chuyện thường. Lần nặng nhất là bị máy mài cắt vào tay, vết cắt rất sâu và rộng, máu thịt lẫn lộn hoảng quá không kịp gọi ai,máu vẫn chảy lát sau em nghĩ đến mấy huyệt cầm máu của Diện Chẩn là 16-,61-,0,50,287…lúc đó không nhớ hết huyệt, em chỉ bấm 16- và 61- điều kì diệu là chỉ giữ 2 huyệt này khoảng 2 phút là máu ở tay em không chảy  ra nữa, cảm giác như máu đang rút vào bên trong người và sau đó vết cắt cũng nhanh lành hơn những lần trước.

     2: Trường hợp cầm máu là trước khi em đi học đã làm được như vậy.Lần sau là chữa ho và đau đầu,sổ mũi cho vợ em.Em làm như sau: Đánh 6 vùng phản chiếu, dò sinh huyệt phản chiếu vùng cổ họng trên mặt,mang tai, tìm đồng ứng ở cổ tay, đốt ngón tay giữa và cả chỗ khớp ngón chân cái tất cả đều báo đau, buốt nhất là ở vùng bên tai trái, em dò xong thì lấy cây lăn sừng lăn trực tiếp vùng phản chiếu và đồng ứng.Sau đó lấy ngải cứa hơ những vùng trên và hơ trực tiếp vùng cổ họng. Dùng cào cào đầu 60 lượt và dùng que dò ấn đầu ngón tay giữa thấy buốt em làm khoảng 30 phút thì vợ em thấy đỡ ho và hết đau đầu chỉ còn sổ mũi. Em tiếp tục hơ vùng đầu mày lên mi tóc trán khoảng 1 phút vậy là hết sổ mũi. Làm ngày 2 lần/4 ngày như vậy là khỏi.

     3: Trừơng hợp tiếp theo là chữa vôi hóa và gai đốt sống cổ cho mẹ vợ em. Triệu chứng là đau mỏi cổ gáy,tê xuống tay ,đi chụp phim X thì họ bảo bị vôi đốt sống cổ và có gai. Em làm như sau: Đánh 6 vùng phản chiếu, tìm các vùng phản chiếu cổ gáy trên mặt, da đầu, dò tìm đồng ứng ở ngón tay giữa, ngón cái, cổ tay tất cả đều báo đau, còn cánh tay em dò trên 2 cung mày cũng thấy điểm đau ở khoảng huyệt 65,98,267,34…sau đó em lấy cây lăn đồng nhỏ lăn các vùng phản chiếu trên mặt,đồng ứng thì em lấy cây lăn cầu đôi sừng nhỏ và cây ủi 7 chĩa lõm. Còn phần cổ gáy em lăn trực tiếp bằng cây lăn sừng đôi cầu lớn, lăn khắp vùng cổ gáy vai xuống vùng lưng đến tận xương cùng cụt, trước khi lăn em có xoa Deep Heat vào vùng cổ gáy, tiếp đó là dùng búa cao su to đầu có 5 gai gõ trực tiếp vào cổ gáy xuống vùng lưng (không gõ vào cột sống ), sau đó dùng ngải cứa hơ phản chiếu và đồng ứng, hơ trực tiếp cổ gáy, vai. Em ấn thêm 2 huyệt 300- và 16-, kết hợp với xoay cổ tay và uống nước rau rền gai hàng ngày. Làm như vậy sau 3 tuần thì mẹ em cảm thấy không đau cổ gáy và tay không cảm thấy tê nữa.Đến nay được 4 tháng mà không cảm thấy đau nữa.

     4:Em cũng làm thêm một số trường hợp khác như đau đầu gối,mụn cóc,ho,đau khớp vai cũng đều thành công.Nhưng có một số trường hợp làm không được như: bà này là hàng xóm nhà em rất nhiều bệnh luôn: HA cao,tim,tiểu đường,mất ngủ và cũng bị vôi hóa đốt sống cổ. Hôm đầu em cũng đánh 6 vùng, dò sinh huyệt cổ gáy trên mặt tránh những huyệt làm tăng HA và làm mệt tim, em làm được 5 ngày thì bà nói đỡ đau người và cổ gáy, ngủ ngon, ngày thứ 6 bà bảo HA lại tăng, người đau và mệt mỏi. Thế là bà không làm tiếp nữa.

     Ca tiếp theo thất bại là đau một bên mông lan xuống cả một bên chân. Em đoán là đau thần kinh tọa, em đánh 6 vùng, cào đầu, tìm sinh huyệt ở đồ hình ngoại vi cơ thể trên trán và tai, lăn cầu gai đôi to cả vùng lưng dưới và dùng búa to gõ cộng hơ ngải ở lưng. Làm được 10 ngày họ bảo không đỡ vậy là không làm nữa. 

      Nếu tính tỉ lệ thành công và thất bại thì chỉ được 50/50 vì kinh nghiệm chưa có nhiều và cũng chưa dám làm nhiều vì sợ mất uy tín của Diện Chẩn. Thời gian tới sẽ cố gắng học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. 26-60

Câu 2: Sự giống nhau của các dụng cụ Diện Chẩn là: Tất cả đều là công cụ dùng để hỗ trợ trong việc phòng và chữa bệnh. Dụng cụ Diện Chẩn rất đẹp và nhỏ gọn,  thuận tiện cho việc thao tác cũng như mang theo bên mình.

         Sự khác nhau của các dụng cụ Diện Chẩn là dụng cụ Diện Chẩn rất tinh tế và đa dạng: có âm, có dương, có to, có nhỏ, dài ngắn, tròn, láng, gai, nhựa… để tạo cảm giác thoải mái cho người chữa bệnh và người bệnh, tạo sự đồng cảm giữa người chữa và người bệnh nhằm đạt hiệu quả cao trong điều trị. 26-60

Câu 3: Khi dùng các dụng cụ Diện Chẩn các phương thức tác động nào mang lại hiệu quả cao cho người bệnh là em thích. Tùy thuộc vào bệnh nhân và về bệnh mà ta chọn phương thức tác động cho phù hợp. Ví dụ: Bệnh thuộc hàn thì ta dùng  những dụng cụ lăn, gõ, cào, dán cao… thuộc dương mà tác động và ngược lại.Thầy luôn dạy chúng em là phải biết “Tùy” chọn phương thức tác động và “Biến” tất cả mọi thứ từ dụng cụ, đồ hình, sinh  huyệt…để phù hợp với bệnh và người bệnh. 26-60

Câu 4: Giống nhau:

Đều được xây dựng trên lý thuyết:Thuyết “ Nhất nguyên luận” và “Tương đối luận” là lý thuyết cơ bản để hình thành lên các đồ hình phản chiếu và đồ hình đồng ứng.“Nhất nguyên luận” là lý thuyết của triết học Đông phương được vận dụng vào Diện Chẩn dưới cái nhìn rất linh hoạt và đa dạng. Tức là theo cái nhìn dựa trên tinh thần của chữ Tùy và yếu tố tương đối của không gian và thời gian. Theo đó Âm thành dương và dương thành âm, tùy theo sự thanh đổi của thời gian và không gian mà A thành B thành C, hay ngược lại. Thấp có thể thành cao, xa thành gần, trong là ngoài, trước là sau, phải là trái, phức tạp thành đơn giản hoặc ngược lại.

Những điều này xem như mâu thuẫn, nhưng khi hiểu kỹ thuyết Nhất nguyên luận, cụ thể là Tất cả là một, một là tất cả thì sẽ thấy nhiều điều mới lạ. Những điều này được phát hiện trong một hệ thống đa chiều đối nghịch với các hệ thống cũ. Nếu xét một ngón tay là toàn bộ cơ thể thì ta cũng có thể thấy được ngón tay trên các đồ hình của cơ thể.

Từ hai thuyết: Phản chiếu và Đồng ứng

Thuyết phản chiếu coi gương mặt như một tấm gương phản chiếu toàn bộ những biểu hiện tâm sinh lý, những bất ổn về tinh thần và thể xác, từ ngoại vi đến nội tạng lên trên khuôn mặt, cả trong trạng thái tĩnh và động.

Thuyết đồng ứng: Những gì có tính chất, hình dáng tương tự nhau thì có mối liên hệ hay hỗ trợ lẫn nhau. Thuyết đồng ứng cũng dựa trên nguyên lý phản xạ: Tức khi cơ thể bệnh sẽ có những điểm nhạy cảm phản xạ xuất hiện trên mặt da, vì da cũng được coi là não bộ thứ hai. Dựa vào những điểm phản xạ này mà ta tác động, từ da sẽ tiếp nhận thông tin gửi lên não bộ xử lý và tiết ra các phản ứng hóa học lập lại cân bẳng ở những bộ phận đang bị bệnh.

Từ văn học, từ ngữ, mẹo dân gian: “Trông mặt mà bắt hình dong”, “gương mặt”, “sống mũi là sống lưng”

Từ kinh nghiệm thực tiễn kinh nghiệm làm việc: Qua một quá trình tìm tòi và trải nghiệm trên rất nhiều các bệnh nhân mà Thầy đúc rút, tìm tòi được cả một hệ thống đồ hình hoàn chỉnh và chính xác.

Khác nhau:

Về mặt không gian, thời gian và vị trí.

Sử dụng đồ hình: Tất cả đồ hình hay huyệt đạo khi dùng để chữa bệnh, không sử dụng cố định cho từng bệnh. Mà phụ thuộc vào từng người bệnh và từng bệnh mà sử dụng các đồ hình, đồng ứng và các huyệt đạo khác nhau. Điều này lý giải cho tư duy Tùy Biến trong Diện Chẩn: luôn linh động sáng tạo trong các trường hợp cụ thể. Khơi gợi sự sáng tạo nhanh nhạy ứng phó trong các tình huống. Chính điều này càng làm cho Diện Chẩn phong phú và đặc sắc hơn các phương pháp khác.

 Vị trí đồ hình: Cùng một bệnh ta có thế sử dụng đồ hình trên mặt, nhưng với người bệnh khác ta lại có thể sử dụng đồ hình trên lưng. Tức là không sử dụng cố định một đồ hình cho một loại bệnh và cho tất cả các bệnh nhân.

Hệ quy chiếu: Tùy theo điểm ta đứng nhìn sự vật và hệ thống mà ta có thể nhìn thấy các ảnh khác nhau tuy trên cùng một sự vật. Như ta coi một ngón tay là một con người, ta có thể nhìn thấy đầu, vai, một bộ xương hay một hệ thống nội tạng, nhưng khi coi các ngón tay lại thành một bàn tay nắm thì khi đó cả nắm tay là cái đầu, cổ tay là cổ, mặt trong là bụng. Nhưng ngược lại ta thay đổi vị trí coi cùi trỏ là đầu thì mặt ngoài cánh tay sẽ là cột sống nhưng phải nhìn theo chiều ngược lại.

Tóm lại:Các đồ hình phản chiếu hay đồng ứng xuất hiện tương ứng với bệnh sẽ thay đổi về mặt không gian, thời gian, vị trí. Vì vậy việc sử dụng đồ hình sẽ luôn thay đổi tương ứng để đạt được hiệu quả cao nhất. 26-60

Câu 5: Huyệt và phác đồ nào cũng tốt, nhưng thời gian đi học và ứng dụng Diện Chẩn thì thường ít khi dùng đến những phác đồ hoặc đôi khi là không cần dùng đến những phác đồ này, vì: em rất lười nhớ huyệt và các phác đồ huyệt. Nhiều lần chỉ cần tác động theo tám nguyên tắc tác động (tại chỗ, lân cận, đối xứng, giao thoa, trước sau như một, trên dưới cùng bên, đồng ứng, phản chiếu), là bệnh đã giảm được 70% đến 80% rồi. Và em nghĩ mỗi người mỗi mặt lên việc xác định huyệt đôi khi thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả chữa bệnh sẽ không cao. Khi học, Thầy cũng nói là đánh huyệt hay bộ huyệt là phương pháp cuối cùng khi các phương thức tác động khác không hiệu quả. 26-60

Câu 6:  Hệ thống huyệt của Diện Chẩn.

      Trong tây y qua nhiều thế kỷ nghiên cứu bằng phương pháp mổ trên người chết, thực nghiệm chi tiết về cơ thể học con người. Họ đã tìm ra các hệ thống trong cơ thể con người như: hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, cơ xương, nội tiết…và đặc biệt là hệ thống thần kinh.

      Ở Đông y người thầy đã quan sát và qua thực tiễn trên người bệnh cũng tìm ra được những điểm như: nóng lạnh, cứng mềm, ngứa rát, màu sắc…Từ những điều này họ đã tìm ra được vài trăm huyệt nhạy cảm trên cơ thể và khi họ nối các điểm này với nhau thì tạo thành 12 đường kinh lạc chạy khắp cơ thể. Các đường kinh này khác hoàn toàn so với hệ thần kinh Tây y.

      Trong Diện Chẩn người Thầy cũng quan sát qua thực tiễn với bệnh nhân, nhưng thay vì tìm ra những điểm nhạy cảm mà là tìm ra điểm ít nhạy cảm nằm trong các điểm nhạy cảm đấy để chuẩn đoán và chữa trị bệnh.Các huyệt của Diện Chẩn cũng khác hoàn toàn so với hệ thần kinh của Tây y và các đường kinh lạc của Đông y.

      Huyệt của Diện Chẩn lại cho ta biết nhiều điều như: có các huyệt phản ánh ngoại vi của cơ thể: chân, tay, cổ, mắt, đầu, mũi…và đến các nội tạng bên sâu trong cơ thể: tim, gan, ruột già, mật, thận…đặc biệt hơn hết là tìm được trực tiếp trên cơ thể người còn sống. Huyệt của Diện Chẩn cũng có vị trí huyệt giống với Đông y, và nó còn phản chiếu những hệ thần kinh của Tây y nữa.

      Ta có thể tự hào nói rằng hệ thống huyệt của Diện Chẩn rất chặt chẽ, đầy đủ, độc đáo và mang tính khoa học rất cao. Vậy một khi ta hiểu biết mà vận dụng, phối hợp các huyệt này lại với nhau trong việc phòng và điều trị các bệnh đơn giản đến phức tạp đều có những hiệu quả bất ngờ và vi diệu mà Diện Chẩn mang lại. 26-60

Câu 7: Em không thắc mắc gì về giáo trình của thầy viết ra, rất rõ ràng chặt chẽ, đọc một vài lần chưa thể hiểu hết được nhưng càng đọc thì càng thấy được kiến thức của Thầy thật rộng lớn như biển cả, em tự nhủ là phải tĩnh tâm lại mấy có thể hiểu hết được các triết lý của Thầy. Cách truyền đạt kiến thức của thầy Vũ Văn Hội cũng rất dễ hiểu, và khi học thầy em như được truyền thêm ngọn nửa đam mê với Diện Chẩn trong con người em. 26-60

Câu 8: Những điều thầy luôn nhắc nhở chúng em khi học là đơn giản hóa mọi vấn đề từ suy nghĩ, cách tác động…và lấy kết quả điều trị bệnh làm đích.Vận dụng khéo léo chữ “Tùy” trong khi điều trị, luôn đem cái tâm giữ cái tâm bình trong mọi vấn đề. 26- 60

Câu 9: trong 20 điều lợi ích sau khi học Diện Chẩn em đạt được những điều sau: Sức khỏe, hạnh phúc, trí tuệ, tự tin, tài lộc, phúc đức, tôn trọng, tương giao, tự do, tươi đẹp, bình an, giảm lo âu, tiết kiệm, vui vẻ, chất lượng cuộc sống, bình đẳng, thay đổi nhân sinh quan và thế giới quan. Đây là 17 điều lợi ích mà sau hơn một tháng học Diện Chẩn em cảm thấy mình đã đạt được.

      Còn những điều như sống lâu nhờ Diện Chẩn thì phải cần thời gian để kiểm chứng, phá chấp em vẫn chưa làm được vì chữ “Tùy” của Thầy Châu rộng lớn quá em chưa hiểu hết, thời gian tới em sẽ cố gắng để làm xã hội và bản thân mình chở nên hoàn thiện hơn, cố gắng đạt được 20 điều của Thầy đề ra. 26-60

Câu 10: Tâm ngôn của Thầy Bùi Quốc Châu:

      Tâm ngôn của Thầy thể hiện rõ tinh thần của Diện Chẩn và là một phần không thể thiếu của Diện Chẩn, từng câu của thầy mang nhiều ý nghĩa,nếu không nghiền ngẫm sẽ không thể hiểu hết cái triết lý sâu xa bên trong tâm hồn thầy.Tâm ngôn của Diện Chẩn được thầy chia ra làm 3 loại: tâm ngôn y đạo,tâm ngôn học thuật, tâm ngôn ứng xử. Một người phải hiểu được “Đạo” thì mấy học được Diện Chẩn và thấm nhuần tư tưởng vĩ đại của Thầy, tiếp đó là học thuật giúp người học có cách học đúng đắn, chuẩn mực.Tâm ngôn ứng xử giúp mọi người không bị lạc lối trên cuộc sống đầy những cám dỗ, giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình.26-60

Câu 11: Bản thân em chưa được gặp trực tiếp thầy Bùi Quốc Châu lần nào, chỉ được nhìn,và biết thầy qua những hình ảnh và video thầy giảng và dạy Diện Chẩn trên mạng. Nhưng qua những nghiên cứu và cách thầy Hội nói về thầy thì em có những cảm nhận sau:

      Lần đầu xem clip Thầy dạy em rất thích cách Thầy cười qua đó thể hiện được Thầy là một người rất vô tư, bình dị, gần gũi, thân thương…Có những vấn đề nhạy cảm thầy tỏ ra hài hước làm vấn đề đó đơn giản,vui vẻ nhưng cũng thâm túy sâu xa. Đôi lúc Thầy trở nên uy nghiêm để chỉ ra những sai của học trò, nhưng sau đó Thầy lại cười vui vẻ.Thầy là người sáng lập ra Diện Chẩn,những nghiên cứu của Thầy nhiều vô kể nhưng Thầy vẫn luôn luôn lắng nghe những chia sẻ từ các học viên của mình cho em thấy một tinh thần khiêm tốn và cầu tiến. Thầy là người tỉ mỉ, kỹ tính, nhưng tinh thần lại rất phóng khoáng luôn thích cái đẹp. Qua nhiều năm vất vả, miệt mài nghiên cứu để làm Diện Chẩn hoàn thiện hơn cũng cho thấy được “Tâm” thầy bao la rộng lớn nhường nào, không chỉ nghĩ cho mình Thầy còn nghĩ cho mọi sinh mạng trên trái đất này “Tâm Bồ Tát”

      Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp một phương pháp chữa bệnh tuyệt vời, có một không hai. Với phương châm biến bệnh nhân thành thầy thuốc, đại chúng hóa, toàn cầu hóa Diện Chẩn của Thầy. Hy vọng một ngày, Diện Chẩn sẽ vươn cao, bay xa được mọi người, nhà nhà biết và làm Diện Chẩn.

      Chúng em là thế hệ đi sau cần học tập và tiếp bước những công trình của Thầy để làm Diện Chẩn ngày càng lớn mạnh. Sau cùng xin chúc Thầy có nhiều sức khỏe, trí tuệ để có nhiều nhiều phương pháp khác giúp con người bớt đau khổ, bệnh tật…Hy vọng nhỏ nhoi của em là một ngày gần nhất có thể gặp, học trực tiếp Thầy, thỏa mãn ước muốn từ lâu của em. 26 – 60.

Câu 12: Sau khi học xong em không nghĩ mình sẽ chở thành chuyên gia, chỉ có một ước muốn nhỏ nhoi là làm những người thân thương bên mình khỏi những cơn đau do bệnh tật mang lại, tiếp đấy là phổ biến cho mọi người biết đến Diện Chẩn- Điều Khiển Liệu Pháp, một phương pháp phòng và điều trị bệnh không dùng thuốc. Sống trên đời chỉ mong những người bên cạnh mình luôn được khỏe mạnh,hạnh phúc. Truyền ngọn lửa và tâm huyết của các Thầy cho mọi người biết đến Diện Chẩn, biến bệnh nhân thành thầy thuốc, đại chúng hóa Diện Chẩn. Biến người Việt Nam thành thầy thuốc nhiều hơn cỏ cây. 26 – 60.

Câu 13: Trước khi học và biết đến Diện Chẩn thì em chưa hiểu nhiều về thế giới quan và nhân sinh quan là gì. Sau khi đọc và tìm hiểu về Diện Chẩn suy nghĩ của em đã thay đổi rất nhiều.

      Về thế giới quan: Diện Chẩn cho em cái nhìn hoàn toàn khác về những quan điểm của thế giới như: tôn giáo, khoa học, thẩm mỹ…mà trước kia hoàn toàn không hiểu cũng như không có mục tiêu để hoàn thiện bản thân mình. Diện Chẩn có những điều đó, luôn hướng con người đến Chân- Thiện- Mỹ giúp con người sống tốt hơn.Diện Chẩn mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, hướng con người đạt được và làm 20 điều lợi ích cho xã hội tốt đẹp hơn mà  trước khi học chắc em chẳng được điều nào cả.

      Về nhân sinh quan: Diện Chẩn như tiếp thêm sức mạnh cho em mạnh mẽ, tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống, yêu mọi người,…cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn, đáng sống, đáng  phấn đấu cho hôm nay và mai sau. Cống hiến chút sức lực cho gia đình và xã hội này tốt đẹp hơn.26-60.

Câu 14: Sự phát triển và thay đổi con người  trong xã hội khi có hàng tỷ người sử dụng Diện Chẩn trong 100 năm nữa là: Về mặt kinh tế ta nhận thấy khi mọi người biết đến Diện Chẩn, thì mọi chi phí trả cho việc nhập khẩu các loại thuốc, dụng cụ y tế, nhà máy sản xuất thuốc, các chi phí phải trả cho quá trình chưa bệnh dùng thuốc…là rất tốn kém mà không hiệu quả, số tiền đó ta có thể thành lập các quỹ, xây trường học, giải ngân cho quốc phòng, công trình giao thông…về mặt kinh tế là như vậy, còn đối với con người thì Diện Chẩn còn tyệt vời hơn, hãy tưởng tượng ai cũng làm được 20 điều lợi ích của Diện Chẩn thì xã hội này sẽ chở nên tốt đẹp đến nhường nào. Một xã hội mà con người với con người không còn phân biết giàu nghèo, ai cũng đều hạnh phúc, sức khỏe, bình an…Một thế giới hoàn toàn viên mãn, an nhiên, tự tại, mỗi người đều có thiên đường của chính mình ngay tại trần gian này. 26-60.

Câu 15: Em sẽ học tập và tìm hiểu sâu hơn về Diện Chẩn để có nhiều kiến thức mà phổ biến và truyền đạt cái mình biết về những công trình mà Thầy Châu cùng các Thầy khác đã xây dựng qua nhiều năm. Để mọi người có thể được hưởng những lợi ích mà phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc này mang lại, với phương châm đại chúng hóa toàn cầu hóa của Diện Chẩn. Biến người Việt Nam thành thầy thuốc nhiều hơn cỏ cây. 26-60.