In bài này

DAY VÀ BẤM HUYỆT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ TUỔI THỌ

 Sức khỏe và tuổi thọ là ước mơ chung của con người ở mọi thời đại ,sinh trưởng,phát triển,già nua và chết là một tiến trình dành cho mọi sinh vật.Vậy già và chết là một hiện tượng tất yếu.

 Có liệu pháp nào giúp con người được sống lâu, khỏe mạnh, sống có ích cho gia đình và xã hội?

2_760

Day và bấm huyệt là phương pháp tác động lên huyệt vị của hệ kinh lạc nằm trên cơ thể. Vận dụng thủ thuật kích thích mạnh, gây một luồng phản xạ dương tính, truyền từ ngoài vào trong, trực tiếp với âm tính của cơ năng sinh lý bên trong.

Hóa sinh ra tác dụng trị liệu, để sơ thông khí huyết,điều hòa âm dương, tăng cường kháng thể, để đạt được mục đích:

  • Bồi dưỡng sức khỏe.
  • Phòng bệnh và chữa bệnh mãn tính.
  • Để sống lâu và sống có ích.
  • Có  thể dùng bút từ tính(nam châm),đánh trên huyệt vị,bổ theo chiều kim đồng hồ,tả theo chiều ngược kim đồng hồ.

Đây là những huyệt quan trọng nhất, mang những tính chất khí lực đặc biệt. Nếu chúng ta biết phối hợp thì có thể phòng và chữa trị được nhiều bệnh tật. 

1.TÚC TÂM LÝ (Kinh vỵ) (36) :

Vị trí : Huyệt ở dưới đầu gối 3 tấc ,cách xương chày một khoát ngón tay.

Chủ trị :Huyệt này trị bách bệnh,thường cứu,day huyệt này ngừa bệnh và sống lâu.

Thường chữa đau dạ dày, ăn không tiêu, đại tiện bón, tay chan tê, bệnh phong thấp - Cước khí, trị nhức đầu, xây xẩm, đau mắt, mũi, tai ù, đau lưng.

  • Hợp với Huyệt thần khuyết (lổ rốn) trị ỉa chảy (Đổ muối lên lổ rốn dùng thuốc cứu đốt nóng vừa chịu được). Khi nào cầm đi cầu thì thôi.
  • Hợp với huyệt Thái Xung,hợp cốc,khúc trì làm hạ huyết áp.
  • Hợp với can du trị gan nóng,mắt mờ.
  • Hợp với tam âm giao,khúc trì trị bế kinh,kinh không đều.
  • Muốn trong người khỏe thì day thường xuyên túc tâm lý,kinh nghiệm bên Nhật.Những nhà dưỡng sinh họ tác động thường xuyên vào huyệt túc tâm lý.Còn tạo gan thận tốt và bồi bổ nguyên khí.
  • Trúng gió bại liệt, đau nhức chân.
  • Phù thủng thì kết hợp huyệt thủy phân. (Trên rốn một thốn)

2.TAM ÂM GIAO (Kinh tỳ 6) :

Vị trí :

  • Trên đỉnh mắt cá trong 4 ngón tay (3 thốn)
  • Ở sau bờ xương chầy,huyệt giao hội 3 kinh tỳ,can,thận.

Chủ trị : Có ảnh hưởng tốt đến 3 kinh, tỳ vị hư nhược,sôi bụng, đầy bụng, phân lỏng, rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, băng huyết, khí hư, sa dạ con, bế kinh, đẻ khó, di tinh, đau dương vật, phù thủng, tiểu tiện khó, đái dầm, liệt chân, đau khớp, mất ngủ.

  • Hợp túc tâm lý,Dương lăng tuyền trị chân đau,đầu gối sưng.
  • Có thai cấm kích thích mạnh. 

3.ỦY TRUNG (Kinh bàng quan 54) :

- Vị trí : giữa nhượng chân , có động mạch.

- Chủ trị : sưng đầu gối,đau lưng,bàn tọa đau,trúng phong ,bán than,bụng trướng đau,thổ tả.

- Hợp côn lôn trị đau lưng,đau cột sống.

- Hợp hoàn khiêu đau thần kinh tọa.

 3_760

 

4.NỘI QUANG (Kinh tâm bào lạc 6) :

- Vị trí : Lằn chỉ cổ tay giữa lên 2 thốn

- Chủ trị : Trị bệnh Tim hồi hợp – ngực đầy tức,mất trí,tất cả các bệnh bộ phận ngực.Đau bụng dữ dội,bệnh vàng da.

- Hợp Tam âm giao bồi dưỡng sức khỏe,trị các chứng mố hôi trộm.

5.HỢP CỐC (Kinh đại trường 4 ):

       -Vị trí : Tuyến tay, kẻ ngón cái và ngón trỏ chỗ hổ khẩu tay.

       -Chủ trị : Trị nhức đầu, nghẹt mũi, tai ù, răng đau, chảy máu cam, sưng hạch cổ, đàm nghẹt, ho suyễn, mồ hôi trộm, sổ mũi, đàn bà kinh nguyệt không đều, thần kinh suy nhược.

       -Hợp nghinh hương trị nghẹt mũi.

       -Hợp túc tam lý làm điều hòa tỳ vị.

       -Hợp phong trì,liệt khuyết trị nhức đầu. Có thai cấm kích thích.

 5_820

6.KHÚC TRÌ (Kinh đại trường 11) :

       -Vị trí :Tuyến tay , xếp tay vào ngực,ấn tại cuối lằn chỉ cùi trỏ.

      -Chủ trị :

  • Trị tay đau nhức,bại xụi,thần kinh suy nhược.
  • Hợp tam âm giao làm mát máu,bớt ngứa.
  • Hợp túc tam lý ,tam âm giao trị thần kinh suy nhược.

 6_760

 7.CÔN LÔN (Kinh bàng quang huyệt 60 ) :

        -vị trí: Ngay sau mắt cá ngoài,nơi có lỗ hỏng.

        -Chủ trị:

  • Nhức đầu,xây sẩm,chảy máu cam,thần kinh lưng vai đau,bàn tọa đau,sưng chân,trẻ con kinh phong,đàn bà đẻ nhau không ra.
  • Hợp ủy trung trị đau lưng,đàn bà có thai kích thích mạnh.

 

7_729_729

 

 8.CÔNG TÔN (Kinh tỳ 4):

- Vị trí : Khớp xương bàn chân và khớp ngón cái.

- Chủ trị :Trị tim hồi hộp,nôn mửa,ăn ít,táo,trĩ,đau hạ vị,đau khớp cổ chân,đau vùng ngực.

9.THÁI XUNG (Kinh can 3) :

Vị trí: Trên bàn chân,giữa khe ngón cái và trỏ,đo trở lên hai thốn.

Chủ trị:

  • Đau thắt ruột bụng dưới đầy,nhức đầu,nhức giữa đỉnh đầu,đau vùng gan,mắt đỏ,táo bón,hai chân lạnh,tê nhức hông,ngực đau.
  • Hợp với huyệt hợp cốc trị huyết áp cao,làm kinh phong.

9_760

10. DŨNG TUYỀN (Kinh thận 1):

- Vị trí :Giữa lõm bàn chân,đó là huyệt.

- Chủ trị: Làm hạ huyết áp, trị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, hầu họng sưng đau, lưỡi khô, mất tiếng, bị tiểu tiện, đại tiện khó, trẻ con kinh phong. Huyệt cấp cứu các bệnh.

 10_760

 

11.THẦN MÔN (Kinh tim 7) :

Vị trí :Tuyến tay bên cờm tay phía trong gần ngón út chỗ lằn chỉ.

Chủ trị :Tim lớn, hồi hộp, sợ sệt, mất tiếng, bệnh thần kinh ngây ngô, khờ ngốc, mất ngủ, làm tim điều hòa suy nhược thần kinh.

 11_760

 

12.BÁCH HỘI (Kinh cốc 19) :

 - Vị trí :Ngay giữa đỉnh đầu,nơi có lỗ hõm.

 - Chủ trị :Trị nhức đầu xây xẩm,não bầm huyết,thần kinh suy nhược,trúng phong á khẩu,nghẹt mũi,thiếu máu não đưa đến chóng mặt,rối lọan tiền đình.

13.NHÂN TRUNG (Độc mạch huyệt 25) :

Vị trí :Tuyến mặt,ngay giữa rãnh nhân trung 2/3 trên.

 - Chủ trị :

  • Trúng phong bất tỉnh,kinh phong,méo miệng,mắt xếch,mặt phù.
  • Huyệt chủ cấp cứu thình lình bất tỉnh
  • Hợp Uỷ trung trị đau lưng,đau đầu gối.

14.PHONG TRÌ (Kinh đơn 20) :

- Vị trí :Tuyến đầu, mí tóc đo lên một tấc, đo ra một tấc rưỡi.

- Chủ trị :Trị tất cả các bệnh trúng phong xây xẩm, nhức đầu, các bệnh mắt hoa, trị bán than, thần kinh suy nhược.

 14_760

 

 SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ CÔNG THỨC ÁP DỤNG DAY VÀ BẤM HUYỆT ĐỂ ĐIỀU TRỊ

1.Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, đầy bụng, nôn ọe, dạ dày yếu:

- Công thức :Hợp cốc túc tam lý, nội quang.

- Thực hành :Trước day nội quang, túc tam lý, hợp cốc xoa tròn bụng theo chiều kim đồng hồ, từ phải qua trái, chung quanh rốn.

2.Người phát sốt,  nhức đầu do ngoại cảm:

- Công thức :Hợp cốc, khúc trì, túc tam lý.

- Thực hành :Trước day hợp cốc, khúc trì, túc tam lý. Nếu có nhức đầu nhiều kết hợp xoa bóp vùng trán, gáy, đỉnh đầu vùng bách hội và dũng tuyền.

3.Hay chóng mặt :

- Công thức :Túc tam lý ,ấn đường (giữa hai đầu chân mày ).Nội quang,tam âm giao.

- Thực hành :

a/Hay chóng mặt nhức đầu do cao huyết áp: Nội quang xoa bóp từ mí tóc xuống ấn đường,túc tam lý,tam âm giao,dũng tuyền day vùng thắt lưng,xoa bóp vùng gáy,kết hợp ngâm chân nước ấm vào mỗi tối 30 phút.

b/Hay chóng mặt nhức đầu do suy nhược thần kinh :

  • Công thức :nội quang, thần môn, tam âm giao, túc tam lý.
  • Thực hành :nội quang, thần môn, tam âm giao, túc tam lý kết hợp xoa bóp vùng trán, vùng gáy,bách hội, dũng tuyền. Ngâm chân nước ấm buổi tối.

c/Hay chóng mặt nhức đầu do rối lọan kinh nguyệt :

  • Công thức :nội quang, túc tam lý, tam âm giao, hợp cốc kết hợp xoa vùng bụng dưới rốn, xoa vùng thắt lưng, vùng trán, vùng gáy.

4.Co giật động kinh :

- Công thức :Hợp cốc,thái xung,nhân trung.

- Thực hành :Khi có bệnh nhân, người biết bấm thì phải bấm mạnh vào các huyệt nhân trung,hợp cốc,thái xung.

5.Dạ dày yếu,mỏi chân,phù chân :

- Công thức :túc tam lý, tam âm giao.

- Thực hành :Day bấm túc tam lý, tam âm giao, kết hợp xoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, xoa vùng thắt lưng.

6.Cường tráng cơ thể :

- Công thức: Nội quang, túc tam lý, tam âm giao.

- Thực hành: Day nội quang, túc tam lý, tam âm giao thường xuyên mỗi huyệt day 2 phút sáng tối.

7.Trúng gió bất tỉnh :

- Công thức: Nhân trung, nội quang, túc tam lý, tam âm giao, bách hội.

- Thực hành: Khi gặp trường hợp xảy ra, lấy móng tay bấm huyệt nhân trung, xong day nội quang, túc tam lý, tam âm giao, bách hội. Kết hợp xoa ấn vùng bụng trên, bụng dưới bằng dầu nóng, lòng bàn tay, bàn chân.

BS. PHẠM VĂN NAM
Nguồn: http://sackhong.com/