Đau dạ dày (đau bao tử)
Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 12
I/. Đại cương
Đau dạ dày là triệu chứng chủ yếu của cácbệnh ở Dạ dày: viêm loét dạ dày, át tràng, sa dạ dày, ung thư dạ dày…Đông Y gọi là vị quản thống, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến việc giải quyết triệu chứng của bệnh. Viêm dạ dày và viêm loét dạ dày và tá tràng mãn tính.
II/. Sơ lược về Đông Y và Tây Y:
* Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh:
A-Theo Đông Y:
Nguyên nhân thường có :Tỳ vị hư hàn, Vị nhiệt khí uất, Can vị khí trệ.Thức ăn tích trệ, đàm ẩm, huyết ứ ngưng trệ …Tất cả những nguyên nhân trên đều làm rối loạn vận hóa và thăng giáng của Vị KHÍ gây nên ĐAU DẠ DÀY.Nhưng lâm sàng thường gặp có hai thể:CAN KHÍ PHẠM VỊ và Tỳ VỊ HƯ HÀN.
B-Theo Tây Y:
a/ Viêm Dạ Dày:
+ Rượu, thuốc lá
+ Thuốc men, Aspirine, corticoid
+ Tâm lý
+ Dị ứng
+ Độc tố vi khuẩn
b/ Loét Dạ Dày –Tá tràng:
+ Yếu tố tâm lý
+ Thiếu đạm
+ Bệnh gan(xơ gan)
+ U tụy tạng
* Triệu chứng:
1. CAN KHÍ PHẠM VỊ: Lo lắng, tức giận, thất thường, khí uất làm thương tổn đến GAN, CAN KHÍ hòanh nghịch, xúc pạhm đến VỊ, VỊ bị trở ngại sinh đau vùng Dạ Dày. Triệu chứng: Bụng trên đầy chướng, đau xuyên lên sườn, ợ hơi hoặc ợ chua.
2. TỲ VỊ HƯ HÀN: Vùng bụng trên đau lâm râm, nôn ra nước trong, thích nóng, ghét lạnh, ấn vào đau giảm, người mệt mỏi, không có sức, mạch hư.
B. Theo Tây Y:
1. Viêm Dạ Dày mạn tính:
Đau rát vùng Thượng vị, không có gì đặc hiệu cả khi đau lúc đói, có khi đau lúc no, ấn vào đau ngay hoặc một lúc sau, không có chu kỳ rõ rệt, có khi chỉ đau lúc ăn cơm bữa trưa, còn buổi tối và sáng không đau.Đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn ọe, co khi nôn ra máu.Biếng ăn, mệt mỏi, do đó gầy xanh và xanh xao.
Trong khi đó khám thực tế không thấy gì đặc biệt.
2. Loét dạ dày - tá tràng: Đau vùng Thượng vị liên quan đến bữa ăn, đau lan sang bờ sườn trái hoặc bờ sườ phải thốn ra sau lưng và tái phát theo mùa, kèm theo ợ hơi hay ợ chua, đầy bụng.
III/.Theo Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp
Qua nhận xét thực tế và kinh nghiệm điều trị chúng ta thấy:
+ Nguyên nhân: Chủ yếu là do suy nghĩ quá nhiều, căng thẳng đầu óc (thường xuyên hoặc tức giận thái quá, hay ăn uống thất thường (quá no hay quá đói), ăn thức ăn nhiều dầu, mỡ, đồ cay nóng, hoặc uống trà, cà-phê quá đậm đặc lúc bụng trống hay uống nhiều rượu mạnh, hút nhiều thuốc lá.
Ngoài ra, còn có nhiều thói quen uống nhiều nước đá lạnh lúc đói. Ăn xong đi làm nặng ngay hoặc phải tập trung suy nghĩ nhiều sau khi ăn.
Tất cả những yếu tố trên là nguyên nhân dẫn đến bệnh DẠ DÀY.
+ Chẩn đoán: Những người có bệnh Dạ Dày thường có các dấu hiệu sau đây hiện lên trên mặt:
- Vành môi trên nám đen như có râu.
- Có tàn nhang ở vùng Dạ Dày trong đồ hình phản chiếu NỘI TẠNG (ở cánh mũi, ở môi, ở vùng huyệt Diện Chẩn 39-120-121-37)
- Có thẹo ở vùng huyệt 423 (bên trái).
- Nếu dùng que dò, ta khám sẽ thấy ẤN ĐAU các huyệt Diện Chẩn 61-120-3-121-39-63-19-113-37-50-45-14-423-0-124-34-127-222-16.
+ Điều trị: Dùng QUE DÒ day, ấn thường xuyên các huyệt trên mỗi huyệt 1 phút. Ngày vài lần. Lúc đau thì ấn để cắt cơn đau, sau đó DÁN CAO Salonpas vào các huyệt đau thốn nhiều nhất (hoặc bôi dầu).
+ Giải thích: Dùng 61 để cắt cơn đau thắt DẠ DÀY, huyệt 50 để là tiêu hơi, huyệt 127-37 để ấm bụng, huyệt 0-16 để giảm tiết dịch, huyệt 61-3 để hàn vá các vết loát, giảm xót xa trong bao tử, huyệt 124-34 để an thần.
Dùng toa ÂM DƯƠNG THANG với lượng NGHỆ NHIỀU HƠN ở các bệnh LOÉT DẠ DÀY (hoặc dùng NGHỆ và MẬT ONG một chung nhỏ uống lúc bụng đói).
+ Kinh nghiệm dân gian:
- Mật ong (đơn thuần thứ tốt) uống một chung nhỏ lúc sáng sớm lúc bụng đói và tối trước khi ngủ.
- Cam thảo nấu như nước trà uống thay nước cả ngày
+ Ăn uống và sinh hoạt:
- Cữ: Uống nước đá trước và trong bữa ăn, cà phê hoặc trà đậm lúc đói, rượu quá mạnh lúc bụng trống nhất là chuối già hương.
- Cữ sau khi ăn làm việc nặng nhọc hoặc căng thẳng đầu óc.
- Cữ giao hợp sau khi ăn no.
SÁCH THAM KHẢO
- Thuốc Nam – Châm cứu của VIỆN ĐÔNG Y
- Bệnh học - Nội khoa của ĐẶNG VĂN CHUNG
- Điều trị học của ĐẶNG VĂN CHUNG
- Gazette Médicale.