In bài này

Diện chẩn - Bốn bước khám bệnh và các kỹ thuật chữa bệnh

 Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 5

Việc đầu tiên của chữa bệnh là khám bệnh, tức là tìm hiểu bệnh nhân bị bệnh gì?Ở bộ phận nào? Mức độ bệnh ra sao? Đau thế nào? Đau bao lâu? Có chu kỳ hay không? 

Đây là việc bắt buộc phải làm, vì nếu không,ta làm sao biết chữa bệnh gì? Nhiều người hễ bệnh đến là cứ”nhắm mắt nhắm mũi”nhào vô lấy que dò Diện Chẩn ấn,day lung tung trên mặt bệnh nhân hoặc châm liền chẳng cần khám bằng cáchdò sinh huyệt (Ấn chẩn) hay quan sát mặt người bệnh (Diện chẩn) hoặc sờ da mặt bệnh nhân (thất chẩn) hay hỏi kỹ.

 Hỏi kỹ bệnh nhân (Vấn chẩn) để xem họ bị bệnh gì,mức độ ra sao? Như thế làm sao có thể chữa đúng và tốt bệnh được.

 Xưa nay, trong nhgành Y,Đông cũng như Tây, vấn đề khám để chẩn đóan,định xem bệnh nhân mắc phải bệnh gì và nguyên nhân ở đâu là vấn đề trước tiên phải đặt ra của việc chữa bệnh. Nếu Đông Y có Tứ Chẩn (Vọng, văn, vấn, thiết) thì Tây Y cũng có: NHÌN, SỜ, NẮN, GÕ, NGHE và một cách khám cận lâm sàng như: Chụp X-quang (nôm na gọi là Rọi kiếng),đo điện tâm đồ, điện não đồ, xét nghiệm… Tất cả nhằm mục đích là làm sao để định rõ được bệnh nhân bị bệnh gì,mức độ ra sao? Để từ đó có cách sử lý thích đáng, ngõ hầu đem lại kết quả trị liệu mau chóng nhất và tốt đẹp nhất.

In bài này

Trị bệnh tất cầu kỳ bản

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 4

Trị bệnh phải tìm đến nguyên nhân của nó. Người xưa đã dạy thế. Ngày nay,Với Y học hiện đại,vẫn coi trọng nguyên tắc này. Vì nếu không,ta sẽ không chữa được lành hẳn bệnh. Đây là vấn đề khó đôi khi thật khó,vì nguyên nhân thì rất nhiều, trong khi biểu hiện bên ngòai của bệnh đó khi không khác nhau mấy.Ví dụ: Bệnh suyễn, có rất nhiều nguyên nhân nếu phân tích sâu.

Theo Đông Y thì ít ra cũng rơi vào trong các nguyên nhân Tâm, Thận, Tỳ, Phế, Can. Nếu kết hợp với yếu tố Hàn, Nhiệt, Hư, Thực, Biểu, Lý thì còn nảy sinh ra nhiều vấn đề nữa.

In bài này

Cơ sở Khoa học của Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp (DC - ĐKLP)

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Cho đến nay, không ít người đã gặt hái hoặc chứng kiến những kết quả gần như kỳ diệu của “Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp” trong một số trường hợp chẩn đoán và điều trị. 

Trước những kết quả đó, nhiều người không khỏi thắc mắc: “Tại sao tác động trên mặt mà lại hết bệnh dưới chân? Tại sao lại có kết quả quá nhanh chóng hầu như khó tin nếu không chứng kiến tận mắt? Tại sao nhìn mặt mà biết trong thận có sạn..”   

Cơ sở khoa học của Diện Chẩn 
            Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp

  Để giải đáp phần nào những thắc mắc đó, chúng tôi sẽ trình bày những luận thuyết mới trên Thế giới trong lĩnh vực CHÂM CỨU, từ đó, chúng ta sẽ hiểu được phần nào kết quả mà Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp đã làm được.

In bài này

Lịch sử của môn Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp (Facy) Bùi Quốc Châu

 Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 3

Trong lịch sử Y học thế giới đã có một số phương pháp tương tự với Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp (Facy) nếu xét qua về mặt hình thức. Vì nó dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (Projection) - trong khi FACY dựa trên nguyên tắc Phản Chiếu (REFLECTION) là một hình thức tương tự phóng chiếu nhưng đa chiều (MULTI-DIRECTION) trong khi Phản Chiếu chỉ có một chiều trên một mặt phẳng duy nhất. Phản Chiếu (reflection) có thể gọii là Phản Chiếu nhiều chiều và đa  hệ (multisystem). do đó nó cũng khác phàn xạ cổ điển là phản xạ đơn hệ.  

GS.TSKH Bùi Quốc Châu
                    GS.TSKH Bùi Quốc Châu

 Các phương pháp đó là Vọng chẩn của Đông Y cổ truyền (Medecine Traditionnelle Orientale). Nhãn chẩn (L’Iriscopie) của Ignas Peczely (1880), phương pháp kích thích vùng bên trong mũi để trị bệnh (Réflexothérapie endonassale) của Bonnier (1930), cũng như của Asuero (1931), Diện châm (Faciopuncture), Tỵ châm (Nasopuncture) của Trung Y (Médecine Chinoise), Nhĩ châm (Ariculothérapie) của P.Nogier, Thủ châm (Manophuncture) và túc châm (Podopuncture). Mỗi phương pháp trên đều có hình chiếu hoặc những điểm tương ứng với các bộ  phận trên cơ thể, dùng để chẩn đoán hay trị bệnh. 

In bài này

Một số suy nghĩ về VINA THERAPY phép chữa bệnh theo lối Việt Nam

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 1

Phải chăng các nước trên thế giới đang có khuynh hướng tìm về những vấn đề mới lạ nói lên được bản sắc dân tộc mình. Phải chăng đó là những chỗ dựa vững chắc để cho một dân tộc có thể tiến lên? Và đồng thời cũng nói lên sự hiện diện của mình trong cộng đồng Thế giới. 

Diện Chẩn Bùi Quốc Châu
      Đồ hình Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

 Tại sao Trung Quốc thành lập những trung tâm chữa bệnh ở nước ngoài với tên gọi là SINOTHERAPY. Tại sao Nhật Bản lại viết sách về hướng dẫn SHIATSU (bấm huyệt) với tiêu đề là LE MASSAGE JAPONNAIS (JAPANESE MASSAGE) thì tại sao không thể và không có cái gọi là VINATHERAPY cho Việt Nam?