In bài này

Viêm khớp dạng thấp

  Bài này có thể dùng chung cho các trường hợp viêm đau khớp, trừ trường hợp có nguyên nhân thoái hóa khớp, bệnh Gút.

            Triệu chứng lâm sàng viêm khớp dạng thấp:

Đau khớp là triệu chứng chính, sưng hoặc không sưng hoặc đỏ hoặc nóng hoặc lạnh là các triệu chứng phụ (là triệu chứng có thể có có thể không). Thể trạng không nói lên điều gì, có nghĩa người ốm hay mập đều có thể mắc bệnh này.

Theo Đông y là do “phong hàn thấp tà ứ đọng ở khớp, uất lâu hóa hỏa, khí trệ huyết ứ”. Theo Tây y là bệnh tự miễn nhưng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.         

In bài này

Thái hóa đốt sống cổ

              Tôi viết bài này, nhân câu hỏi về trường hợp “mòn cột sống cổ” của một bạn đọc gởi cho tôi..

            Hiện nay ở VN, từ THOÁI HÓA chỉ chung cho sự biến đổi không còn nguyên trạng thái cấu tạo sinh lý vốn có, là một loại bệnh không có tính chất ác tính. Là một bệnh thuộc loại tổn tương thực thể. Trong Tây y, ta thường gặp từ ngữ này trong các bệnh về xương khớp, không thấy hay chưa thấy dùng trong các bệnh tương tự cho những cơ phận khác. Đây là một bệnh thuộc loại Âm hư theo Đông y: “Dương hư dễ điền, Âm hư khó bổ” là một câu rất hay của Đông y. Vì hầu như các bệnh lý loại âm hư đều khó trị, hiệu quả chậm và hiếm khi thành công 100%. Cho nên thoái hóa khớp gối cũng là loại khó trị (không phải bất trị).  

Diện Chẩn chữa thái hóa cột sống cổ (ảnh minh họa)

               Nói về cột sống. Thoái hóa có thể là vôi hóa (gai), thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, xơ hóa đĩa đệm, xẹp thân đốt sống, mòn mặt đốt sống…vv. Loại bệnh này không gây nguy hiễm đến tính mạng bệnh nhân ngay nhưng gây khó chịu triền miên ngay từ khi chớm bệnh. Đau, tê, mỏi tại đốt sống bị thoái hóa và dọc theo đường đi của dây thần kinh từ đốt thoái hóa đi ra có thể đến tận đầu chi (đầu ngón tay, chân) là ba triệu chứng thường gặp nhất. Ở cột sống cổ ta còn có thể bắt gặp triệu chứng choáng váng, nhức đầu, hoa mắt, ù tai.

In bài này

Chẩn đoán hàn nhiệt bằng huyệt Diện Chẩn

Tạ Minh

            Bệnh nếu không thuộc hàn thì thuộc nhiệt hoặc hàn nhiệt lẫn lộn. Trung y đã có cách chẩn đoán hàn nhiệt. CònDC thì sao ? Đây là ưu tư của tôi từ khi học và làm DC. Thời gian đầu gần như tôi phải dựa hoàn toàn vào tứ chẩn của Trung y. Sau đó, qua lâm sàng dựa vào huyệt tính và sinh huyệt, tôi tìm cách xây dựng kỹ thuật chẩn đoán riêng cho DC. Trước, để thỏa mãn sự tìm tòi của mình; sau là để đáp ứng nhu cầu của học viên chưa biết Trung y. May mắn thay tôi đã làm được điều này, có thể chưa được hoàn chỉnh nhưng nó góp phần không nhỏ cho những ai chưa biết hay đã biết ĐY – vì trong lâm sàng có một số trường hợp nhờ nó mà sự định bịnh rõ ràng hơn. Xin thử  xem và vui thú với phát hiện này.

            Trước hết, ta cần nhớ các chứng hàn nhiệt vừa có toàn thân vừa có cục bộ và sự tương quan giữa chúng không có quy luật. Có nghĩa là có khi toàn thân là hàn mà cục bộ lại nhiệt, có khi toàn thân nhiệt mà cục bộ lại hàn. Có khi toàn thân lẫn cục bộ đều hàn hay nhiệt. Vì thế, khi chẩn đoán hàn nhiệt ta luôn cần xem xét cả hai khía cạnh toàn thân và cục bộ để  hạn chế sai sót.

A-CHẨN ĐOÁN HÀN NHIỆT TOÀN THÂN : 

Hai dụng cụ chính được sử dụng ở đây là que dò và ngãi cứu. Cần thuần thục về kỹ thuật, nếu không ta sẽ bị báo hiệu sai và kết quả chẩn đoán sẽ sai theo.

a-Dùng que dò: - đau ở  26 là nhiệt ở biểu.

 - đau ở  143 là nhiệt ở lý.

In bài này

Hãy đo huyết áp hai tay và giải quyết ngay khi có chênh lệch

Huyết áp là số liệu quan trọng nhất trong các số liệu sức khỏe vì nó biểu thị sức khỏe của hệ thống tim và mạch máu. Các loại bệnh khác cho dù khó trị đi nữa cũng còn cho thời gian để y học tìm cách khắc phục.Tim mạch mà có vấn đề thì đôi khi nó đánh gục một cơ thể khỏe mạnh trẻ trung chỉ trong vài phút đồng hồ và y học không kịp trở tay.

Một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị tai biến dù đã được khám sức khỏe định kỳ đều đặn là tình trạng chênh lệch huyết áp ở hai tay. 

 Ở Việt Nam hiện nay, thói quen đo huyết áp chỉ ở một tay khá phổ biến. Tùy theo vị trí được sắp xếp cố định của người đo và người được đo ở trong các cơ sở y tế mà bệnh nhân chỉ được đo huyết áp bên tay trái hoặc phải mà thôi. Nếu đi nơi khác thì lại có thể được đo HA ở tay bên kia. Vì vậy BN thường hay phát biểu rằng “ở chổ này nói là HA cao bắt uống thuốc, chổ kia lại nói là HA bình thường….”. Thực chất là sao? Sao lại có sự bất đồng giữa hai nơi như vậy?

In bài này

Chẩn bệnh bằng máy đo huyết áp

Tạ Minh

Khi khám bệnh và chữa bệnh cho một bệnh nhân. Nếu nắm vững số đo huyết áp và tình hình tim mạch của họ, chúng ta sẽ rất an tâm.

Bài viết này trinh bày những kinh nghiệm của tôi sau thời gian dài nghiên cứu:

Huyết áp cao là một bệnh chứng phức tạp và thường gây nguy hiễm cho người bệnh. Tôi rất thú vị khi nghe BS Bùi Xuân Vĩnh phát biểu trong chương trình  “Sức khỏe cho mọi người” của HTV rằng: “…huyết áp cao là một bệnh nguy hiễm và nham hiễm…”. Nguy hiễm vì có thể gây đột tử, nham hiễm vì nó thường hay giả vờ sống chung hòa bình với bệnh nhân rồi đánh mạnh đột ngột khiến ngành y đôi khi cũng đối phó không kịp, chưa kể nó có thể im lặng không báo hiệu gì cả cho đến khi bệnh nhân bị gục ngã.

sử dụng máy đo huyết áp cơ trong Diện Chẩn để phát hiện sớm bệnh tim mạch

Huyết áp như thế nào chỉ có thể xác định bằng máy đo huyết áp. Bắt mạch của Đông y tuy có thể phỏng đoán nhưng không thể chính xác được. Vì thế, tôi luôn đo huyết áp cho bệnh nhân từ ngày…. biết cách đo HA.