In bài này

Tư liệu -12- Chu kỳ lục khí

 TP. Hồ Chí Minh, 1993.

Lương y Tạ Minh.
 
            Trong cơ thể có 6 khí (chia ra 12 kinh khí) tương ứng với 6 khí trong thiên nhiên: Thái Dương, Thiếu Dương, Dương Minh, Thái Âm, Thiếu Âm, Quyết Âm. Trong một ngày 24 giờ, 6 khí luân chuyển theo từng 4 tiếng đồng hồ nối tiếp nhau. Trong giờ của khí nào, khí đó vượng nhất. Khí đó suy nhất khi thuộc giờ đối của nó (thí dụ: 9g đối với 21g). Áp dụng trong chẩn đoán ta có bệnh tăng hay giảm vào giờ thiên khí vượng hay suy. Suy ra:
-                     Nếu giờ thiên khí vượng mà bệnh tăng là kinh khí hay tạng phủ tương ứng bị thực. Hoặc kinh khí tạng phủ đối xứng của nó bị suy. Thí dụ: bệnh tăng từ 9 giờ đến 13 giờ, sau đó giảm nhẹ là giờ thuộc thiên khí Thái dương. Suy ra kinh khí Thái dương thực hay kinh khí Thái âm suy. Việc còn lại là tìm xem Thủ hay Túc kinh bị bệnh mà xử lý thích hợp.
-                     Nếu giờ thiên khí vượng mà bệnh giảm thì kinh khí hay tạng phủ tương ứng của nó bị suy. Ta chỉ bổ chính nó.
 
            Để hiểu bài này và bài trước bạn cần biết, và hiểu càng tốt, về kinh mạch (thuộc ngành châm cứu – Thể châm). Ở đây tôi chỉ nói sơ lược vì thật ra việc ứng dụng hai bài này cũng không cần sâu sắc như một lương y châm cứu. Mà chỉ cần khái lược như dưới đây.
            Thiên khí (khí của trời đất) có 6 khí như nêu trên, cơ thể cũng có 6 khí tương ưng với 6 khí của trời đất.
            Sáu khí ở cơ thể được phân bố cho 12 kinh chạy trong người. Mười hai kinh lại chia làm 2 phần tay (Thủ) và chân (Túc). Như vậy một khí chia làm 2, một theo tay một theo chân giúp các kinh vận hành. Ta có:
-                    Túc Thái Dương Bàng Quang đồng khí với Thủ Thái Dương Tiểu trường.
-                    Túc Thiếu Dương Đởm đồng khí với Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.
-                    Túc Dương Minh Vị đồng khí với Thủ Dương Minh Đại tràng.
-                    Túc Thái Âm Tỳ đồng khí với Thủ Thái Âm Phế.
-                    Túc Thiếu Âm Thận đồng khí với Thủ Thiếu Âm Tâm.
-                    Túc Quyết Âm Can đồng khí với Thủ Quyết Âm Tâm Bào.
Tuy đồng khí nhưng giờ chủ đạo của mỗi kinh khác nhau, do đó không thể lầm lẫn. Tuy nhiên ta thấy khi một loại khí trong cơ thể có vấn đề ắt có thể gây trở ngại trực tiếp cho 2 kinh hay tạng phủ đồng khí (có tên khí giống nhau) hoặc có khí đối nhau (xem hình ở trên).
            Thường thấy, nôm na là khi một cơn gió ập đến (tà khí) thì hoặc đau bụng tiêu chảy, hoặc viêm hô hấp. Vì khí Thái Dương ở kinh Bàng Quang bảo vệ bên ngoài cơ thể, không chống được tà khí thì hoặc truyền qua Thái Dương Tiểu Trường, Thái Âm Tỳ làm đau bụng tiêu chảy hoặc truyền qua Thái Âm Phế làm ho (viêm hô hấp). Hay khi ăn uống thức lạnh khí hàn nhiều, ngoài đau bụng ra ta có thể bị ớn lạnh, ho. Đây là hiện tượng bệnh thường gặp nhất trong cuộc sống.
            Có bạn sẽ thắc mắc vậy tại sao có người trúng gió ngã ra rồi…… “đi luôn”, đó là vì bản thể người này vốn đã có bệnh về tim mạch. Cơn gió vô tội, nó không cố ý đánh vào Tâm, tội là ở chổ Tâm (hệ tim mạch) đã có bệnh mà không phòng, không chữa!!!
            Đông và Tây y gặp nhau ở điểm này.
In bài này

Tư liệu -11- Chu kỳ 12 kinh khí

Lương y Tạ Minh.
  
            Cơ thể có 12 tạng phủ, khí của chúng liên lạc ra bên ngoài bằng 12 kinh. Mỗi kinh có giờ chủ đạo riêng. Đến giờ chủ nào, kinh khí đó vượng nhất. Thông qua hiện tượng này, người xưa dùng nó để tả hay bổ cho chúng. Nay, tôi lại dùng nó vào việc chẩn đoán truy tìm bệnh gốc thuộc kinh khí nào và điều chỉnh kinh khí đó để điều trị. Chỉ khi nào bệnh thuộc lãnh vực khí của kinh thì biện pháp này mới có tác dụng. Đôi khi bệnh chỉ do kinh khí gây ra, có khi bệnh do cả tạng và kinh khí. Do đó, hiệu quả điều trị cho ta biết bệnh thuộc khía cạnh nào.
            Trên nguyên tắc, khi kinh khí có bệnh thì cứ đến giờ chủ đạo của nó thì triệu chứng bệnh tăng lên. Có hai trường hợp thực và hư. Thực là kinh khí đó quá mạnh. Hư là kinh khí đó suy yếu. Thực thì làm giảm khí lực của nó. Hư thì tăng khí lực nó lên, nếu không hiệu quả thì ta giảm khí lực của kinh khí đối lập của nó, được tính theo giờ đối lập.
            Thí dụ: một bệnh nhân khi ngủ hễ cứ tới gần 2 giờ sáng là thức giấc, qua 3 giờ mới ngủ lại được, đây là giờ Sữu là giờ của Can khí. Nếu là chứng thực ta day hay áp lạnh 50, 70, nếu là chứng hư ta hơ nhẹ hay dán cao hay xức dầu 50, 70. Vì hơ nhẹ, dán cao, hay xức dầu là bổ, day hay áp lạnh là tả. Nếu không thành công ta chọn kinh khí có giờ đối lập là giờ Mùi, giờ của Tiểu trường. Tương tự cho các loại bệnh chứng khác.
            Bài thơ vắn tắt diễn tả giờ chủ đạo của 12 kinh khí:
Phế Dần, Đại Mão, Vị Thìn cung,
Tỳ Tị, Tâm Ngọ, Tiểu Mùi trung.
Bàng Thân, Thận Dậu, Tâm bào Tuất,
Hợi Tiêu, Tí Đởm, Sửu Can thông.
TP. Hồ Chí Minh, 1993.
In bài này

Trị ăn không tiêu bằng Diện chẩn

Đôi khi, không gian vui vẻ, đầu bếp khéo tay, món ăn ưa thích…..Thế là quên no. Cái sự quên này rất dễ thương. Nhưng sau đó nó làm cho mình trở nên dễ ghét vì mặt nhăn nhó, tay xoa bụng lia lịa giống như một người đang tự mãn một điều gì mà lại dể quạu quọ với ai đó kg may xuất hiện. Thật là….cái miệng hại cái thân.

Nếu thích uống thuốc thì bạn cứ uống, vì ít ra bạn cũng giúp đở được cho hãng dược phẫm và công nhân , nhà phân phối, hãng vận tải, nhà thuốc tây….ồ…và nhiều người liên quan quanh họ . Nếu muốn thử làm “thầy lang” thì bạn làm như sau: xức dầu theo hình vẽ. 

 
   Tác giả: Lương y Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com  
In bài này

Chữa viêm xoang bằng Diện Chẩn

Lương y Tạ Minh 

Viêm xoang là gì?

Xoang là những mảnh xương vùng mặt được cấu tạo không đăc mà đầy lổ hang,có các dây thần kinh và đặc biệt là máu ra vào rất nhiều. Xoang bị viêm khi nhiễm trùng hoặc máu ứ lại và hoại tử  trong nó. Diện chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu điều trị viêm xoang rất tốt vì ngoài tính kháng viêm còn tính khai thông tuần hoàn huyết ở  đây.

In bài này

Quẹt quẹt mấy cái mà hơn châm kim, hơ ngải

 Năm 1991, trước khi sang Nga, trong ca làm việc của tôi; một cụ ông dìu cụ bà vào nhờ tôi chữa chứng đau lưng của bà. Hai cụ đều trên 70 tuổi, gầy còm, bà thì ngoài đau lưng ra còn đang bị lao phổi giai đoạn 2. Cụ bà lưng đau không thể đứng thẳng được, phải lom khom. Lúc ấy, tôi khá bối rối vì không có phim ảnh gì cả, triệu chứng thì không rõ hàn hay nhiệt, không rõ nguyên nhân sâu xa của bệnh tuy bệnh mới phát chừng một tuần thôi. Bà chỉ nói “tự nhiên nó đau”…..Khám tại lưng thì lại không đau gì cả, chỉ đau ở vùng huyệt số 1 trên mặt. Ngay lúc đó,anh Viễn ghé chơi, tôi chụp ngay anh để nhờ anh tư vấn. Sau khi khám xong, anh nói “tinh suy”. Tôi xin anh phác đồ, lâu ngày không còn nhớ nhưng tôi châm cho bà theo chỉ đạo của sư phụ (anh Viễn là một trong những sư phụ Đông Y của tôi).Sau 30 phút, rút kim, bà cho biết không hề giãm chút nào.Tôi dùng ngãi hơ 3 lần vào huyệt 1 trên mặt, huyệt hút nóng khá mạnh. Bà cho biết cũng không thuyên giãm. Tôi đành để hai cụ dìu nhau ra về, thấy thương ghê: TÌNH GIÀ……hihi.

Hôm sau hai cụ lại đến, tôi quyết định không châm kim cũng không  hơ mà chỉ day vào sinh huyệt được tìm thấy: quanh vùng huyệt 1 ở mặt. Day xong bà cho biết “đở nhiều”, tuy nhiên bà vẫn cần tôi đở bà dậy (bà đang nằm, tôi thấy cụ quá yếu nên cho cụ nằm chớ không ngồi vì sợ bà xỉu trong khi chữa bệnh).
Hôm sau nữa, hai cụ lại đến. Tôi day tiếp y như cũ. Day xong, tôi nói cụ tự ngồi dậy xem sao. Thật kỳ diệu, bà từ từ ngồi dậy và nói “hết đau rồi”, cụ ông lật đật ghé đến định dìu bà đứng dậy, bà gạt tay ra “thôi…….không cần…..hết đau rồi…..kỳ quá”. Hai cụ sánh vai nhau ra về một cách ung dung như không hề có vấn đề gì đã xảy ra. Lòng tôi vừa thắc mắc vừa vui. Thắc mắc là không hiểu bệnh gì do đâu mà ra,lại chỉ hiệu quả với que dò….Vui vì chứng kiến cảnh hai cụ bên nhau: TÌNH GIÀ………và bà vẫn còn giữ tính e thẹn như thời con gái khi từ chối việc cụ ông đưa tay dìu bà trước mặt nhiều người qua hai chữ “….kỳ quá”……hihihi

. Ậy…….Diện Chẩn là vậy đó. Có những trường hợp thần kỳ không hiểu nỗi, không cần y lý gì cả…..mà cũng có những ca khó nhai, nuốt không trôi nếu không có y lý……….sẽ lần lượt kể hầu quý vị.

 Tác giả: Lương y Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com