Khai giảng Khí Công Y Đạo

Khóa học mới 09/03/2016

In bài này

YOGA LÀ GÌ?

  Một số người nghĩ rằng YOGA có thể nghĩa là:

-          Ngồi trên bàn chông hàng giờ

-          Ở dưới nước hoặc dưới mặt đất một thời gian dài

-          Bay trong không gian

-          Làm những chuyện huyền bí

  Tất cả những điều này không hoàn toàn sai, nhưng đó không là mục đích của YOGA. Đa số các bạn liên hệ YOGA với nhiều tư thế luyện tập thân thể khác nhau như các bạn thấy trong sách YOGA, đó chỉ là một phần nhỏ của YOGA. YOGA là một lối luyện tập và kiến thức đã có từ lâu đời, 95% của nó là từ thực tiễn. YOGA là một hệ thống của nhiều kỹ thuật làm sao cho thân thể và trí não khỏe mạnh. Nó là một khoa học làm thế nào đem lại sự hài hòa hoàn toàn và quân bình cho đời sống. Bằng chứng là những ai luyện tập YOGA đều đặn đều có sức khỏe tốt.

YOGA rất hữu ích, nó tự tại như ánh sáng mặt trời hay không khí, nó không thuộc bất cứ một ai, một quốc gia nào hay một dân tộc nào, mà nó là của cả nhân loại. YOGA đã được phát triển tại vùng Hy Mã Lạp Sơn hàng ngàn năm về trước từ những nhà nghiên cứu cổ xưa thông thái. Họ quan sát thân thể và tâm trí con người một cách sâu xa. Họ cũng nhận rõ các động tác của các loài động vật khác nhau, họ bắt chước những tư thế đó và thể nghiệm trên chính thân thể của họ. Đó chính là lý do tại sao nhiều bài tập được lấy tên từ các con thú. Những tư thế YOGA đó được gọi là 

Asana và có thể tới 50.000 tư thế

ASANA có nghĩa là một tư thế, nó có thể giữ được một cách thoải mái và dễ chịu. Các bài tập YOGA có liên quan đến hệ thống thần kinh, hơi thở, toàn bộ cơ quan nội tạng và đặc biệt là hệ thống nội tiết. Asana làm tăng sức mạnh hệ thống nội tạng và làm cho chúng hoạt động một cách điều hòa. Tác dụng lớn của Asana là trên các tuyến nội tiết. Các tuyến tiết xuất các hormone (nội tiết) vào dòng máu và tuỳ theo đó mà chúng ta cảm thấy những loại tình cảm khác nhau. Ví dụ tuyến giáp trạng (Thyroid gland) tiết xuất Thyroxin, nếu tiết xuất quá nhiều hormone con người cảm thấy nóng nảy và tâm trí dễ cáu giận,  nếu tiết xuất quá ít hormone con người cảm thấy trì độn và suy nhược.

Các tư thế YOGA tạo sức ép từ nhiều phía khác nhau trên các phần của cơ thể con người giống như một loại xoa bóp nhẹ. Điều này làm tăng sức kiểm soát chức năng đúng của các tuyến. Khi việc điều tiết hormone trở nên quân bình, nó cũng cân bằng tình cảm của chúng ta, giúp chúng ta kiểm soát tốt hơn những xu hướng tình cảm xấu như giận hờn, ganh tỵ, thèm muốn, sợ hãi…

Hầu hết các bệnh tật đều do chức năng bất toàn của các tuyến. Các Asana YOGA là các thế tự nhiên nhất để chữa trị tất cả các loại bệnh tật liên quan đến vấn đề nội tiết. Nhiều loại bệnh tâm sinh lý cũng có thế chữa dễ dàng nhờ kết hợp đặc biệt các Asana. Cơ thể và trí não liên hệ với nhau qua các kênh năng lượng rất tinh vi (trung tâm năng lượng) và não bộ. Các bài tập YOGA làm  cho những kênh lượng tinh tế và trung tâm tinh thần mạnh lên. Kết quả là ta cảm thấy tinh thần mạnh hơn sau khi tập Asana đều đặn.

Asana cũng liên quan đến hệ thống hô hấp. Bằng cách thở sâu và thoải mái trong khi luyện tập Asana giúp ta làm biến mất tất cả những căng thẳng nghiêm trong về vật chất lẫn tinh thần và cho ta sức sống khi ta luyện tập đều đặn.

 Các qui tắc khi tập Asana (các động tác Yoga)

 1.      Nên tắm rửa chân tay và mặt trước khi tập asana

2.      Chỉ tập asana trong phòng, chỗ không có gió lùa nhưng nên để cửa sổ cho thoáng khí

3.      Không nên có khói nhang hoặc bất kỳ loại khói nào trong phòng tập

4.      Nam nữ phải mặc đồ lót vừa vặn khi tập

5.      Bạn nên tập asana trên chiếc mền hoặc chiếu

6.      Thở bằng mũi khi tập asana (hơi thở nên đi qua lỗ mũi bên trái hoặc cả hai lỗ mũi)

7.      Tốt nhất nên có chế độ ăn thức ăn thực vât

8.      Không được tập asana khi còn no, chỉ được tập sau các buổi ăn từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng đồng hồ

9.      Sau khi tập asana bạn nên xoa bóp toàn cơ thể (từ đầu đến chân, nhất là các khớp xương), việc này rất có ích

10. Sau khi xoa bóp xong, phải nằm thư giãn trong tư thế xác chết (tối thiểu là 2 phút, tối đa là 10 phút)

11. Đi dạo sau khi tập xong tư thế xác chết là rất tốt

12. Sau tư thế xác chết  khoảng 10 phút mới được tiếp xúc với nước

13. Sau tư thế xác chết khoảng 10 đến 15 phút mới được ăn thức ăn lỏng, sau 30 phút mới được ăn thức ăn đặc

14. Việc tập thể dục hoặc các môn thể thao khác rất đáng khuyến khích nhưng không nên tập ngay sau khi tập asana

15. Nếu bạn bị đau (cảm cúm..) không nên tập asana

16. Phụ nữ không được tập asana trong thời kỳ kinh nguyệt, trong lúc mang thai và trong vòng một tháng sau khi sinh con

 Các tư thế Asana
 Thế Yoga (Yoga Mudra) 
Ngồi trong tư thế Bhojanasana (xếp bằng, hai chân chéo lại, cạnh bàn chân chạm xuống sàn nhà) . Đưa tay phải ra sau lưng và nắm lấy cổ tay trái. Thở ra, từ từ cúi đầu xuống phía trước. Xuống thấp tuỳ theo khả năng của bạn có thể làm được, không ráng sức (tối đa trán và mũi chạm tới sàn). Giữ nguyên tư thế và nín thở trong vòng 8 giây. Nhấc người lên, vừa hít vào. Tập 8 lần.

 Ích lợi: Làm dẻo cột sống, giảm bớt mỡ thừa, có hiệu quả tạo sinh lực đến lá lách, gan và tim.. 
 
Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana) 

Nằm sấp tai phải áp chiếu , tay xuôi theo thân. Sau đó, hai tay để lên ngang ngực, cằm chống xuống chiếu. Hít vào, hai bàn tay từ từ nâng lên cho đến khi tay thẳng, đầu ngửa ra đằng sau, càng căng càng tốt nhưng rốn vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn trần nhà. Nín thở trong vòng 8 giây. Sau đó, thở ra từ từ , hai tay dần hạ xuống trở về tư thế ban đầu. Tập 8 lần. Đây là một trong ba asana rất cần thiết cho phụ nữ và phải được thực hiện hàng ngày. Nó rất tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và tim. Hô hấp lâu làm giãn nở lồng ngực đến đúng hình dạng của nó. Các cơ bụng và cơ quan nội tạng đều được xoa bóp.

Ích lợi: Tác động đến toàn bộ cột sống, trị những bệnh liên quan, giảm mỡ thừa vùng hông, giúp điều hoà kinh nguyệt...
 

Thế chào dài (Diirgha Pranama) 
Quì gối xuống thảm hoặc chiếu bằng 10 đầu ngón chân bẻ về phía trước và ngồi lên hai gót chân. Hít vào đưa hai cánh tay lên cao, hai bàn tay áp sát vào nhau, hai cánh tay sát vào tai. Thở ra, cong người xuống, hai tay chạm chiếu rồi từ từ đẩy tay về phía trước. Chú ý, hai tay luôn thẳng, mũi và trán chạm chiếu, mông luôn luôn phải ngồi trên gót chân. Nín thở 8 giây. Hít vào, hai tay nâng lên đỉnh đầu. Thở ra, hai tay buông xuống trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này 8 lần.

Ích lợi: Tăng cường sức mạnh cơ bụng, chống táo bón, đấy hơi, cácrối loạn kinh nguyệt...

Thế cây cung (Dhanurasana) 
Nằm sấp. Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên lưng, nắm chặt cổ chân. Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn. Kéo cổ và ngực lại sau càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng người lên và giữ nguyên trạng thái đó 8 giây. Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập asana tám lần như vậy.

Ích lợi: Tư thế tác động lên gan, thận và lá lách, loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, giảm đau khớp, tốt cho phổi, giảm hen suyễn.

Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana) 
Nằm ngửa duỗi hai tay ngược lên, để chúng sát vào tai. Nâng người lên khi thở ra, và từ từ cúi người xuống đến lúc đặt sát mặt vào giữa hai đầu gối. Bảo đảm hai chân giữ thẳng. Nắm chặt hai ngón chân cái với hai bàn tay. Giữ ở trạng thái này 8 giây. Trở về tư thế ban đầu trong lúc hít vào. Tập 8 lần như vậy.

Ích lợi: Tốt cho phần dưói cột sống, tốt cho lá lách và thận, hiệu quả đến thần kinh toạ.

Thế đầu đến gối (Janushirasana)
Ép luân xa Muladhara với gót chân phải, đưa thẳng chân trái ra phía trước. Trong lúc thở ra cúi người chạm đầu gối trái với trán. Sau đó khoá các ngón tay chặt lại, nắm chặt bàn chân trái với cả hai tay. Phải thở ra hết khi trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong 8 giây. Thả hai tay ra và ngồi thẳng lên, đồng thời hít vào. Sau đó ép luân xa Muladhara với gót trái, và làm lại tuần tự như cách trên. Một hiệp bao gồm thực tập một lần với chân trái và một lần với chân phải. Tập 4 hiệp như vậy.

Ích lợi: Tốt cho người bị đau lưng, viêm thần kinh toạ và bệnh trĩ, giúp tăng cường khả năng tiêu hoá. 

Thế con thỏ (Shashaungasana) 
Quì xuống và nắm chặt hai gót chân. Khi thở ra đem đỉnh đầu tiếp xúc với sàn nhà trong tư thế cúi xuống. Trán nên chạm được với đầu gối, giữ tư thế này trong 8 giây, nín thở, hít vào khi nâng người lên. Thực tập 8 lần.

Ích lợi: Tốt cho hạch cổ (amidan), làm mạnh cột sống và hệ thần kinh, tập thường xuyên sẽ kéo dài tuổi thọ chống lại tình trạng lão hoá

Không ai nên mạo hiểm luyện tập các asana mà không có sự hướng dẫn của một thầy yoga. Chương trình dạy của Câu lạc bộ đã được các thầy yoga nghiên cứu và xây dựng phù hợp với thể trạng của người Việt Nam từ trình độ đơn giản đến nâng cao, bao gồm ba mức: trình độ cơ bản, trình độ nâng cao 1 và trình độ nâng cao 2. Mỗi trình độ tập một tháng 8 buổi, tuần 2 buổi

 

 

XOA BÓPAsanas phải luôn luôn đi kèm với xoa bóp, vì xoa bóp là phần cuối lý tưởng việc tập luyện tái tạo sinh khí của các asanas. Asanas kích thích tuyến bã nhờn  dưới da tiết ra chất dầu tự nhiên (natural oils). Chất dầu này là dầu thơm da hoàn hảo nhất cho cơ thể con người. Xoa bóp làm thấm lại chất tiết xuất hữu ích trở vào trong da, do đó giữ cho da mềm và mịn. Để giữ loại dầu tự nhiên nầy, asanas phải được luyện tập xa ánh nắng mặt trời, và chỉ tắm 30 phút sau khi xoa bóp.

 Xoa bóp cũng kích thích tất cả đầu thần kinh trên bề mặt thân thể, do đó kích thích toàn bộ hệ thần kinh, và điều hòa “hào quang” của năng lượng sống bao quanh thân thể con người. Nó làm thư giãn các cơ bắp đến độ thấp nhất của sức căng cơ bản. Xoa bóp làm gia tăng tuần hoàn máu, do đó giúp ngăn ngừa việc nhiễm trùng trong trường hợp tổn thương, và tăng thêm sức khỏe toàn diện. 

     Xoa bóp cũng có một lợi ích khác quan trọng liên hệ đến dòng bạch huyết trong cơ thể. Bạch huyết là một chất lỏng sống (vital fluid) thanh lọc máu, do đó gia tăng sức khỏe và vẻ đẹp của thân xác.

Thể lỏng trong sáng nầy choán các chỗ trống giữa các tế bào và mao mạch (capillary) và giữ nhiệm vụ như “trung gian” cho máu và mô tế bào. Nó nhặt các tế bào chết và các chất thải, rồi quay trở lại vào các mạch bạch huyết hướng về tim.

 Nhưng trước khi bạch huyết hòa lại vào máu, chất thải được lọc ra khỏi ở các điểm bạch huyết lớn, ở đó các bạch cầu ăn các chất dơ và đem chúng vào lá lách, nơi này chúng được làm nhuyễn thành những mảnh đủ nhỏ để thận sử dụng.

Bạch huyết được thanh lọc này không di chuyển trong các mạch bạch huyết do sức ép của tim, vì nó là hệ thống hoàn toàn riêng biệt. Đúng hơn nó di chuyển một cách chậm chạp nhờ hoạt động của các cơ bắp. Xoa bóp kích thích nhiều và làm cho việc di chuyển bạch huyết được dễ dàng do đó làm trong sạch cho máu. Phải chú ý đặc biệt xoa bóp các vùng có các điểm bạch huyết quan trọng, cổ, nách, háng và đầu gối như các hình dưới đây  và nhấn mạnh các vùng đó.

Cuối cùng bàn chân được xoa bóp cẩn thận. Nhiều dây thần kinh của cơ thể có đầu tận cùng thần kinh ở chân, vì vậy xoa bóp bàn chân kích thích dòng năng lượng thần kinh xuyên qua các cơ quan nội tạng (xem đồ hình bàn chân, phần sau). Bằng cách này, xoa bóp hoàn tất sự kích thích các cơ quan nội tạng, máu, bạch huyết, các tuyến và sự thư giãn của da, cơ bắp, chuẩn bị cho sự thư giãn sâu của tư thế Xác Chết.

 

Kỹ thuật xoa bóp

1.  Xoa trán và ngược lên đỉnh đầu, xuống phần sau đầu với lòng bàn tay, 3 lần.
 

 

2.  Với đầu ngón tay xoa trại qua lông mày, 3 lần.
 

   3. Với ngón trỏ ấn trên lằn xếp giữa đỉnh nhãn cầu và lông mày. (Ấn ở điểm này kích thích thần kinh số 10) (vagus) để làm chậm nhịp tim lại, từ đó làm yên tĩnh và thư giãn thân thể, chuẩn bị cho tư thế thư giãn sâu. Tiếp tục ấn với các ngón tay, di chuyển các ngón tay qua phần trên mắt, xuống màng tang và quanh tai. Lặp lại 3 lần.
 

      4. Ngoái lỗ tai nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay trỏ (móng tay phải  cắt ngắn).

 5. Chà lòng bàn tay cho nóng lên. Nhắm mắt lại và ấn phần dưới lòng bàn tay nhẹ trên mắt đã nhắm. Thư giãn và hít thở sâu. Làm như vậy 3 lần

  Việc nầy rất tốt cho mắt, đặc biệt mắt mỏi. 

Những ai mắt nhìn kém cũng nên thường 
xuyên “úm” mắt lại bằng cách này, và cũng quay mắt chậm chậm mọi chiều, từ trái sang mặt, lên xuống, chiều ngang, quay theo và ngược chiều kim đồng hồ, luôn luôn thư giãn và “úm” mắt
 sau mỗi thế tập

 

             

 

6. Với gờ ngoài của lòng bàn tay, vuốt từ 2 bên sóng mũi  lên đầu mũi- làm 3 lần. 

 

7. Với đầu ngón tay xoa bên dưới mắt xuống hai bên mặt, kế xoay 2 tay ngang và xoa qua hai bên đầu đến sau ót, cuối cùng xoa cổ, từ trước ra sau với lòng bàn tay. Lặp lại 3 lần.

 

8. Xoa trên môi từ trung tâm ra hai phía môi với đầu ngón tay. Ba lần.

 

  

    9. Xoa xuống hai má, bắt đầu xoa bóp phần trên mặt với phía dưới lòng tay, sau đó lướt dần tay phía dưới trong lúc xoa, để đầu ngón tay chạm nhau ở cằm – Lặp lại 3 lần.

 

 

10. Với 2 ngón cái, xoa ngược lên phần dưới cằm, bắt đầu từ giữa cằm và ngược ra hai bên của mặt. Thực hành 3 lần. (Việc nầy nhằm xoa bóp các điểm bạch huyết và các tuyến nước bọt trong cổ).

 

 

   11. Với phía dưới hai lòng bàn tay ép lại vào trung tâm cổ, xoa bóp ra phía ngoài đến hai bên cổ. (Việc ép lên trung tâm cổ tác động đến dây thần kinh số 10, hạ huyết áp, nhịp đập của tim chậm lại do đó làm thư giãn cơ thể rất hiệu quả. Tập 3 lần. 


 

12. Giơ tay trái lên, xoa bóp nách trái với những ngón tay - 3 lần (Việc này xoa các điểm bạch huyết dưới cánh tay).

 

 

13. Với bàn tay mặt xoa bóp lên vai trái và xuống phần trên cánh tay. Sau đó xoa quanh phía dưới cánh tay dọc theo chiều lông mọc.

 

 

14. Xoa bóp mu bàn tay trái và lòng bàn tay, xoay quanh mỗi ngón tay (đừng kéo chúng cũng đừng bẻ kêu rắc rắc.

 

 

15. Làm lại các mục 11,12,13 với tay mặt.

 

16.  Choàng lên trên vai mặt với bàn tay mặt, và từ dưới phía sau lưng với bàn tay trái. Hãy kéo 2 tay gần nhau ở phía giữa lưng. (Càng gần càng tốt). Bây giờ lại xoa bóp phía trên với tay mặt và phía dưới với tay trái, làm như vậy cũng xoa hóp được cột sống. Làm 3 lần. Đổi ngược tay lại và lặp lại.

 

17. Xoa bóp lồng ngực bằng cách chà xát về phía tim với cả hai  tay.

 

 18. Thở ra, để 2 ngón cái ở hai bên mình và các ngón khác ở dưới lồng xương sườn, xoa bóp ra phía 2 bên người với các ngón tay – 3 lần - Bằng cách nầy, thở ra và xoa bóp ra bên hông, chà phía trước thân, đến khi bạn đã xoa bóp thân mình từ eo xuống luôn tới chân. Lối xoa bóp nầy đã ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan nội tạng.

                                                

   19. Vòng 2 bàn tay quanh háng, chung quanh khớp nội tạng nối thân và chân trái, xoa bóp khớp này nhiều nốt bạch huyết nằm ở đây).

 

20. Xoa xuống đùi trái, 3 lần, luôn theo chiều của lông mọc.                      

 

21.Đặt lòng bàn tay mặt lên trên đầu gối, và cúp những ngón tay quanh đầu gối. Để tay trái dưới gối và xoa bóp với sự kết hợp cả 2 tay, một nâng, một xoay bắt xương đầu gối xoay tròn.

 Việc này làm khớp gối được xoa bóp, để phòng đau khớp và phong thấp các khớp, nó cũng tác động đến các điểm bạch huyết nằm ở đâu gối.

  22. Xoa xuống bắp chân dọc theo chiều lông mọc

.

23. Xoa bóp mắt cá trái, xung quanh mắt cá trái với các ngón tay các ngón cái ở xương mắt cá bên phía trong chán. Chà xát xung quanh xương lồi của mắt cá.

 

 

 24. Xoa bóp chân trái, cả lòng lẫn mu bàn chân với các ngón cái. Vặn nhẹ và ép mỗi ngón chân. Kéo các ngón chân ra xa và xoa bên trong giữa các ngón chân. An các ngón tay bạn vào chỗ khớp ngón chân và chân. Nhồi chân với 2 ngón cái, xoa các vùng nhạy cảm với một động tác vòng tròn nhẹ nhàng.Nắm chặt nắm tay lại, ấn các khớp xương tay vào phía bên ngoài của chân, kéo từ ngón chân đến gót, mạnh, 3 lần...sau đó từ giữa lòng bàn chân đến gót chân, 3 lần - Vỗ nhẹ bàn chân với lòng bàn tay. Chà lòng bàn chân.

  25. Lặp lại như trên với chân mặt.                    

 (Nguồn: http://cascd.org.vn)