Bài thuốc trị tiểu đường thần kỳ dễ nấu ai cũng có thể tự làm
Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn là một trong những căn bệnh được liệt vào dạng khó chữa. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời chữa trị.
Trong số này, nữ lương y Lê Thị Hoàng Diệp (37 tuổi, Chủ tịch Hội Đông y phường An Tây, TP. Huế) sẽ chia sẻ với bạn đọc quan tâm đến căn bệnh tiểu đường một bài thuốc tự chữa bệnh hết sức đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Bài thuốc được chế biến dưới dạng một món canh, người bệnh có thể tự tìm nguyên liệu và chế biến theo công thức mà lương y Diệp hướng dẫn.
Cẩn trọng với “căn bệnh thời đại”
Lương y Diệp đang thăm khám và bốc thuốc cho bệnh nhân.
Về món canh trị tiểu đường của lương y Diệp, lương y Vũ Quốc Trung cho biết: “Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, quy kinh tỳ, vị. Tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu, tiêu phù. Chủ trị các chứng tiêu khát, thủy thũng, mụn nhọt, sang lở, ban chẩn, làm tươi nhuận bì phu, giữ nhan sắc.
Để trị bệnh tiểu đường, có thể hàng ngày dùng bí đao nhục (phần thịt quả) dưới dạng nấu canh, nấu cháo ăn hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra cũng có thể sử dụng bí đao phối hợp với các vị thuốc khác.
Món canh bí đao nấu lá lách lợn cũng là một món canh dưỡng sinh giúp người bệnh tiểu đường giảm lượng đường huyết. Lá lách lợn (trư tỳ) vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, thoát chướng, nhuận sắc, bổ tụy. Người bệnh tiểu đường tuyến tụy thường hoạt động kém nên các món ăn bổ tụy rất có ích.
Ngoài món canh trên người ta còn nấu lá lách với hải sâm hoặc râu ngô để giảm đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên không nên sử dụng các món canh này trong thời gian quá dài, người bệnh phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong cơ thể, nếu thấy xuống mức trung bình thì phải ngừng ăn để cân bằng lượng đường”.
Lương y Diệp có cha là thầy thuốc nổi tiếng xứ Huế. Từ nhỏ chị đã thường xuyên phụ giúp cha bốc thuốc chữa bệnh. Gia đình có 5 anh chị nhưng chỉ có chị có năng khiếu về nghề y nên được cha truyền nghề từ khi 15 tuổi. Trong khoảng thời gian học nghề, lương y Diệp luôn nỗ lực học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm mà cha truyền dạy. “Ghi nhớ từng vị thuốc và công dụng của chúng là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, Đông y có tới hàng trăm loại dược liệu khác nhau, sự kết hợp của chúng thành một phương thuốc trị bệnh cũng đa dạng không kém. Có những loại dược liệu rất độc, nếu không biết cách kết hợp và sử dụng đúng liều lượng sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Từ nhỏ, tôi đã thấm nhuần lời cha dạy nên rất chú ý đến các loại dược liệu có tính độc. Là thầy thuốc, phải quý trọng tính mạng bệnh nhân như tính mạng của mình vậy”, lương y Diệp tâm sự.
Sau khi tốt nghiệp THPT, lương y Diệp nộp hồ sơ vào học lớp Trung cấp Y học cổ truyền. Không ngừng học hỏi, vừa thu nạp kiến thức trên lớp, chị vừa tận dụng tối đa để học hỏi kinh nghiệm chữa bệnh từ những bậc tiền bối. Bao năm nay, không chỉ được nhiều người biết đến là vị thầy thuốc giỏi, lương y Diệp còn được đánh giá cao bởi lòng nhân ái. Nữ lương y cho biết, chồng chị công tác ở Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô, hai con học giỏi, ngoan ngoãn. Kinh tế gia đình ổn định nên bản thân chị không quá đặt nặng vấn đề tiền bạc. Chị chia sẻ: “Hành nghề y cốt ở cái tâm, giúp được gì cứ giúp chứ đừng nên tính toán thiệt hơn làm gì. Tiền bạc sao có thể so sánh được với sức khỏe”. Cũng nhờ uy tín, lòng nhiệt tình mà lương y Diệp được bầu làm Chủ tịch hội Đông y của phường An Tây. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cộng thêm sự học hỏi không ngừng từ các cuốn sách về y thuật dân gian cũng như những bậc tiền bối đi trước, lương y Diệp đã nghiên cứu ra được nhiều bài thuốc hay, mang lại hiệu quả điều trị cao. Trong đó phải kể đến bài thuốc trị tiểu đường, u nang buồng trứng… Chia sẻ về sự nghiệp của mình, chị cho biết: “Tôi vẫn sẽ tiếp tục dành thời gian để học thêm, bồi dưỡng thêm những kiến thức còn thiếu”.
Lương y Diệp cho biết, những người mới mắc bệnh tiểu đường thường có những biểu hiện khác thường như: mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nhiều, nhanh đói, giảm cân không kiểm soát, vết thương lâu lành, mắc các bệnh về da, mờ mắt, nhiễm nấm, dễ bị lạnh và cảm cúm, ngứa ran hoặc đau ở bàn chân, bàn tay… Tuy nhiên đa số những người có triệu chứng ban đầu như vậy lại bỏ qua hoặc nhầm lẫn với căn bệnh khác. Từ đó không có phương pháp điều trị kịp thời hoặc điều trị sai hướng khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. “Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn là một trong những căn bệnh được liệt vào dạng khó chữa. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời chữa trị. Những ai có các biểu hiện nêu trên nên lập tức đi khám và làm các xét nghiệm đường huyết. Người bệnh nên xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn gì để có một kết quả chính xác. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong 2 lần, nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu đường máu từ 100 đến 125 mg/dL thì đây là biểu hiện của tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường”, lương y Diệp trình bày.
Lương y Diệp cho biết thêm việc phát hiện sớm vẫn yếu tố quan trọng nhất để trị lành bệnh tiểu đường. Quan trọng hơn, người mắc bệnh nhưng không có cách điều trị phù hợp cũng rất nguy hiểm. Bệnh không những không khỏi được mà còn dẫn đến những biến chứng khác khiến cơ thể người bệnh ngày một suy mòn, thậm chí có những biến chứng gây tử vong. Nữ lương y cho biết: “Có thể kể đến những biến chứng thường thấy mà bệnh tiểu đường gây ra như: Tổn thương dây thần kinh ngoại vi (là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện da khô, nứt nẻ, chân chai, lở loét, sưng phù và không điều trị khỏi, có khi còn phải cắt cả chân để bảo toàn tính mạng); các bệnh về mắt (giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng ga, mù lòa…); người tuổi cao có nguy cơ mắc bệnh về tim, đột quỵ, dễ gây tử vong. Bệnh nhân bị mắc tiểu đường còn rất dễ bị nhiễm trùng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và một trong những hậu quả nghiêm trọng là phải tháo khớp (hiện tượng đoản chi)”.
Hiệu quả thần kỳ
Theo lương y Diệp, giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định được xem là yếu tố quan trọng trong để người bệnh giảm nguy cơ bị các biến chứng. Người mắc tiểu đường phải dùng thuốc suốt đời nên việc dùng thuốc nào an toàn khi dùng dài ngày rất được quan tâm. Từ thực tế này, hiện nay người bệnh có xu hướng tìm đến những loại thuốc từ tự nhiên vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài. Theo xu hướng trên, lương y Diệp đã tìm ra một phương pháp điều trị tiểu đường từ các loại thực phẩm sẵn có trong tự nhiên. Bài thuốc này giúp giữ được lượng đường ổn định. Những người có lượng đường cao khi dùng cũng sẽ giảm rõ rệt.
Bài thuốc của lương y Diệp khá đơn giản, ai cũng có thể tự làm được với những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Đó là món canh bí đao kết hợp với lá lách của heo. Cách làm cũng không hề khó. Theo đó, lá lách lợn tươi mua về bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài, rửa thật sạch (dùng nguyên 1 cái). Tiếp đến lấy khoảng 25g bí đao bỏ vỏ rửa sạch đem nấu chín kỹ với lá lách trên và ăn cả cái lẫn nước. Mỗi ngày ăn 1 lần, kiên trì ăn trong vòng một tháng sẽ giảm được lượng đường trong máu. Lương y Diệp căn dặn thêm, khi ăn món canh này, trong một tháng tiếp sau đó người bệnh phải thường xuyên kiểm tra. Khi nhận thấy lượng đường xuống quá thấp thì ngừng ăn nhằm đảm bảo sức khỏe. Giải thích về món canh này, lương y Diệp cho biết: “Khi người bị mắc bệnh tiểu đường thì khả năng làm việc của tuyến tụy yếu đi. Trong khi đó, lá lách heo lại có tác dụng bổ tuyến tụy. Phương pháp này trong y học cổ truyền gọi là “tạn khí liệu pháp””.
Ngoài món canh bí đao với lá lách lợn trên, lương y Diệp khuyên người bệnh nên kết hợp uống củ sinh địa với liều lượng 40g/ ngày. Cách làm như sau: Củ sinh địa đem rửa sạch rồi nấu nước uống hàng ngày như uống trà. “Khi mua củ sinh địa nên chọn những củ mập, vỏ mỏng, mềm và cắt ngang có màu đen nhánh. Loại củ này có tác dụng bổ thanh âm đồng thời mát huyết, thanh nhiệt. Việc kết hợp giữa ăn và uống như trên sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hạ lượng đường trong cơ thể. Đây là cách làm giúp tuyến tụy nghỉ ngơi, tẩm bổ. Chú ý người bệnh nên cung cấp năng lượng vừa đủ, tránh dư thừa, đặc biệt là phải luyện tập thể dục điều độ”, lương y căn dặn thêm
BÀI LIÊN QUAN
- Bài thuốc của người dân tộc chữa khỏi hàng trăm ca tiểu đường
- 2 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường thể nặng chỉ từ cây cỏ vườn nhà
- Bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh tiểu đường kỳ diệu
- Bài thuốc quý khiến bệnh tiểu đường biến mất không còn tái phát
-----------------------
Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã được chữa khỏi chỉ bằng 2 loại cây rừng có tên là cỏ ngọt và cỏ đắng. Đây chính là bài thuốc Nam gia truyền 4 đời của ông Đỗ Chí Quyết ở Hòa Bình.
Từ lâu, người dân ở vùng núi cao thuộc thôn Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã quen thuộc với hình ảnh người đàn ông trạc tuổi ngũ tuần nai nịt gọn gàng, đeo gùi lên lưng vào rừng tìm cây thuốc để làm nguyên liệu chữa bệnh
Cây cỏ đắng (giảo cổ lam) - một trong hai vị thuốc chính làm nên bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả không ngờ của ông Quyết.
Ông tên Đỗ Chí Quyết, 56 tuổi, truyền nhân đời thứ 4 của gia đình chuyên chữa bệnh bằng thuốc Nam, được Sở Y tế Hòa Bình cấp phép hoạt động. Là một thầy thuốc tận tụy, ông đã chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh tiểu đường chỉ bằng 2 loại cây rừng có tên là cỏ ngọt và cỏ đắng.
Ông Quyết đang ngồi nghiên cứu cuốn sách y học về các loại cây dược liệu quý được một người bạn trong bệnh viên gửi tặng. Ảnh TG
Bài thuốc Nam 4 đời
BÀI LIÊN QUAN
Mở cửa cho chúng tôi là một người đàn ông có vẻ ngoài đức độ, mái tóc đã ngả màu hoa râm. Cùng lời nói từ tốn, mến khách, ông mời chúng tôi vào nhà. Khi biết chúng tôi là phóng viên đến tìm hiểu về tài năng cũng như bài thuốc nức tiếng của mình, ông tỏ ra vô cùng hào hứng.
Ông Quyết không hề giấu diếm bài thuốc gia truyền mà kể với giọng đầy hãnh diện: “Kể từ đời cụ, gia đình tôi đã trải qua 4 đời làm nghề thuốc Nam. Gia đình tôi luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh, cứu người để tu nhân tích đức cho con, cho cháu chứ không phải vì mục đích kinh doanh lợi nhuận”. Sinh ra trong một gia đình có ba anh em, ông Quyết là người duy nhất có chí hướng nối nghiệp bốc thuốc. Trong khi đó, người anh cả đi theo nghiệp quân binh, rồi làm việc trong quân đội. Người anh thứ hai lại có duyên với nghề “gõ đầu trẻ”. Thành thử, chỉ ông Quyết là say nghề, theo học và gìn giữ nghề thuốc gia truyền đến tận bây giờ.
Ông Quyết kể: “Nhớ ngày bố tôi còn sống, tôi lên 9 tuổi, ông cụ đã cho đi cùng vào rừng lấy thuốc. Vậy nên, tôi biết những loại lá cây làm thuốc chữa bệnh tiểu đường từ đó. Lớn lên, tôi được giao làm các công việc hái, rửa lá, cắt, phơi khô. Do được tiếp xúc và học từ nhỏ nên tôi nhanh chóng nắm được các vị, các bài thuốc và trở thành một “cánh tay” đắc lực giúp việc cho gia đình. Tuy nhiên, đến tận ngày chuẩn bị qua đời, ông cụ mới truyền lại nghề cho tôi”.
Ông tự hào nói thêm: “Thực ra, gia đình tôi chỉ tập trung nghiên cứu và chữa các loại bệnh chính là gan, thấp khớp, và công hiệu nhất vẫn là bệnh tiểu đường. Bố tôi khi sinh thời cũng từng chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân tiểu đường”.
Hơn 40 năm làm thuốc chữa bệnh, ông Quyết không thể nhớ hết có bao nhiêu ca bệnh đã được ông chữa trị. Ông chỉ biết có người ở Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, cũng có người ở Nam Định, Quảng Ninh,và có cả bệnh nhân bay ra từ TP. HCM. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân vẫn là bà con quanh vùng, vốn đã nhiều năm biết đến danh tiếng của ông lang Quyết.
Đáng chú ý, cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại. Những người bệnh hoặc người nhà của họ không ngại gọi tới ông để thông báo ngày giờ lấy thuốc, cũng như nhờ tư vấn bệnh tình. Ông Quyết còn nhiệt tình gửi thuốc qua đường bưu điện cho bệnh nhân nếu họ không có điều kiện lấy thuốc trực tiếp. Tiếng lành đồn xa, số người tìm đến nhà ông Quyết ngày càng nhiều.
Phương thuốc đặc trị bệnh tiểu đường
Ông Quyết đang lấy hai vị thuốc là cỏ ngọt và cỏ đắng trong bài thuốc gia truyền của gia đình cho phóng viên xem. Ảnh TG
Theo lời ông Quyết, việc chữa bệnh bằng cây thuốc Nam không giống như bốc thuốc Bắc hay thuốc tân dược: “Người chữa bệnh bằng thuốc Nam thường chữa cả bằng tâm linh và bằng cây thuốc”. Ông giải thích, thời gian trước đây khi tìm hiểu về các bài thuốc quý của đồng bào vùng cao, các thầy lang thường thờ thần rừng, thần cây, thần núi... để người bốc thuốc lấy được đúng cây thuốc chữa cho khỏi cái bệnh. Theo cách gọi của y học hiện đại, đây chính là “liệu pháp tâm lý” giúp cho bệnh nhân có niềm tin vào thầy thuốc và phương pháp trị bệnh. Người bệnh cảm thấy an tâm là bệnh tật tự nhiên sẽ được đẩy lui một phần.
“Từ nhỏ, tôi đã được sống cùng đồng bào dân tộc Dao trên vùng cao Đà Bắc, lại thêm việc theo cha đi hái thuốc từ nhỏ, tôi đã học hỏi nhiều kinh nghiệm từ đồng bào trong việc sử dụng các cây dược liệu trên rừng để chữa trị những bệnh thông thường”, ông Quyết thổ lộ. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết ông Quyết còn có 20 năm làm việc tại khoa Đông y thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Điều đó đã khiến tên tuổi của ông Quyết càng uy tín hơn.
Ông Quyết cho biết: “Bệnh tiểu đường không phải bệnh nan y nhưng lại gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh”. Từ 4 đời nay, thuốc gia truyền của gia đình ông đặc trị bệnh tiểu đường. Bài thuốc gồm hai thành phần chính từ cây rừng, gồm cây cỏ ngọt và cây cỏ đắng. Cây cỏ đắng còn có tên gọi khác là cây giảo cổ lam.
Công dụng của hai loại thảo dược này rất kì diệu. Cây cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, giảm đau đầu, cân bằng huyết áp... Cây cỏ đắng có tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Sự kết hợp của hai loại cỏ rừng này đã hình thành bài thuốc “thần dược” điều trị bệnh tiểu đường.
Những cây thuốc này trước kia ở rừng rất nhiều, nhưng thời gian gần đây ngày càng khan hiếm. Việc thu gom cây thuốc trở nên rất khó khăn. “Mọi người trong gia đình tôi phải tự lên rừng kiếm. Ngoài ra, chúng tôi phải thuê người dân trên bản đi lùng tìm và mua lại. Đặc biệt, gia đình tôi còn tiến hành đầu tư các vườn chuyên trồng những cây thuốc quý này. Tuy nhiên, đa phần những cây thuốc quý này khó trồng, khó sống và chi phí đầu tư khá tốn kém”, ông Quyết cho biết.
Ông cũng tiết lộ về cách dùng của phương thuốc chữa tiểu đường từ hai loại cỏ ngọt và cỏ đắng. “Cây thuốc cần được rửa sạch, phơi khô, chế biến sau đó đóng gói cẩn thận. Người bệnh chỉ việc mang thuốc về sắc uống thay nước. Mỗi cân thuốc có giá 400.000 đồng. Thông thường mỗi người bệnh chỉ cần dùng tới 3 cân thuốc là bệnh tình đã thuyên giảm và có chuyển biến rõ rệt. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm”, ông Quyết chia sẻ.
“Thực sự bài thuốc gia truyền của gia đình tôi chỉ từ loại cỏ rừng mà người dân địa phương vẫn hay sử dụng. 2 loại cỏ ngọt và cỏ đắng thường được người dân nơi đây lấy về phơi khô để trên gác bếp nhà sàn rồi đun nước uống thay trà. Thế nhưng, không ai biết rằng hai loại cây đó kết hợp với nhau lại trở thành một bài thuốc quý”, ông Quyết tâm sự thêm. Như vậy, bài thuốc gia truyền chữa bệnh tiểu đường có nguyên liệu không gì khác ngoài chính những dược liệu quý của núi rừng Tây Bắc.
Những bằng khen, giấy khen ông Quyết được bộ y tế khen thưởng. Ảnh TG
Trong khi đến nhà ông Quyết, chúng tôi đã gặp được ông Bùi Văn Kho, 53 tuổi, trú tại bản Mực (Tiền Phong, Đà Bắc, Hòa Bình). Ông chính là người đã chữa khỏi bệnh tiểu đường nhờ bài thuốc gia truyền của ông Quyết. Ông Kho vui vẻ chia sẻ với chúng tôi: “Mừng quá cô chú ạ. Tôi bị tiểu đường 2 năm nay rồi. Nghe mọi người giới thiệu, tôi tìm đến nhà thầy lang Quyết, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn thì khỏi bệnh. Thuốc mát, ngọt nên rất dễ uống. Hiện tôi vẫn lấy thuốc về uống thay nước”.
Ông Trương Văn Nho – Trạm trưởng Trạm y tế xã Cao Sơn cho biết: Đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự nào về 2 loại cây cỏ ngọt và cỏ đắng. Nhưng tôi tin rằng hai loại cây này có thể chữa được nhiều bệnh và chúng ta nên tìm hiểu sâu, kỹ hơn về công dụng của nó. Trước mắt, tôi thấy sự kết hợp của 2 loại dược liệu cỏ ngọt và cỏ đắng trong bài thuốc gia truyền của ông Đỗ Chí Quyết đã giúp chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Bài thuốc giúp chống lại những khắc nghiệt nơi “rừng thiêng nước độc”. Phương thuốc gia truyền của gia đình ông Quyết là một phương thuốc hiệu quả, dễ sử dụng và rất tiết kiệm cho người bệnh”.
Chia sẻ về quá trình đầu tư cho vườn cây thuốc chữa bệnh, ông Quyết hóm hỉnh nói: “Thực sự, nếu không đầu tư vào việc trồng cây thuốc quý thì tiền bạc đối với gia đình tôi sẽ rủng rỉnh lắm. Số tiền “đổ” vào trồng thuốc đủ để tôi xây căn nhà 5 tầng, cộng thêm mua được 2 chiếc ô tô con. Thế mà cả vườn thuốc hỏng cả, nhưng tôi vẫn chưa chịu thua đâu. Tôi đang chuẩn bị ươm mầm cho vườn cây thuốc mới. Nếu phụ thuộc vào nguồn cây trên rừng, thì có lẽ, những nguyên liệu cho bài thuốc gia truyền của gia đình tôi chẳng mấy mà cạn kiệt”.
theo Gia đình và xã hội