In bài này

Ăn uống thế nào cho khỏe

Tạ Minh

    Vấn đề này đã được nêu lên rất nhiều và từ lâu. Nhiều tác giả và nhiều bảng phân tích các loại thức ăn đã có. Nhiều hướng dẫn cụ thể chi tiết thực đơn từng ngày đã được nêu........... Nhưng…..mấy ai đủ can đảm và kiên trì theo đuổi!? Chưa kể mỗi tác giả lại khác nhau chút ít. Biết theo ai đây? Không lẻ cứ phải tính toán, chọn lựa mỗi khi đi chợ theo các bảng liệt kê đã có! Lại còn…cơ thể bẩm sinh mỗi người mỗi khác…Lại còn trong một gia đình ít nhất cũng có hai giòng gene di truyền (một bên nội,một bên ngoại) là có ít nhất hai cách thức dung nạp và chuyển hóa thức ăn khác nhau…. 

                    Ăn uống thế nào cho khỏe? (ảnh minh họa)

Rốt cục thì buông xuôi. Đi chợ mua thức ăn theo cảm tính,thích gì mua nấy, thích gì ăn nấy. Thành ra…bệnh vẫn cứ bệnh. Một khía cạnh trong câu “đời là bể khổ” cứ mãi đuổi theo…hic. 

 Hoặc tích cực theo đuổi một hướng dẫn của ai đó mà mình cảm thấy tin cậy được. Nhưng..............lại chữ NHƯNG rắc rối sự đời.......hic. Hàng hóa ở chợ không theo ý mình, theo thực đơn riêng của mình......thế là đi chợ mà cứ như.............tuyển lựa "người IU "...........nhiều ứng viên quá mà chẳng ai đúng ý mình.....................................Lâu ngày, bạn bị xì-trét âm thầm mà không biết và đi chợ là cực hình chớ hổng phải là thú vui sáng tạo phục vụ cho người thân và cho chính mình nữa. Hổng biết các bà các cô có cảm thấy vậy không ta ??? Ai có tâm trạng này xin giơ tay..............

Tội gì mà tự biến mình thành nô lệ của một tờ hướng dẫn nào đó nhỉ !!

Tui thì suy nghĩ lẩm cẩm như vầy.....................mời xem nha.......

Ta đã biết, con người thuộc loài ăn tạp. Ăn được rất nhiều thứ. Ưu điểm là đây, khuyết điểm cũng là đây. Ăn được nhiều thứ thì khả năng sinh tồn cao nhờ dễ kiếm được thức ăn. Nhưng ngược lại, khó lòng chịu đựng được một thứ thức ăn nhiều và kéo dài.

Ta đã biết, thịt bò, thịt heo, gà, vịt, cừu, dê….tuy đều là đạm động vật nhưng thành phần cũng có  khác về chi tiết. Các loài cá, rau củ cũng vậy. Kể cả các gia vị.

Vì thế, khi thường xuyên ăn một thứ gì đó, ta khiến cho cơ thể phải chịu đựng một số chất này, bị thiếu một số chất khác.

Có người sẽ nói “tôi ăn món này thường xuyên mà có thấy gì đâu?”. Phải, chưa thấy gì vì có thể hàm lượng chất đó chưa đủ sức phá hoại cơ thể bạn và cơ thể bạn còn đủ sức để chịu đựng hay loại trừ nó. Nhưng khi cơ thể có vấn đề thì đã muộn và thường thì ta kg nghĩ là do thức ăn uống quen thuộc lâu nay. Do đó, trị bệnh thì cứ trị nhưng vẫn tiếp tục nạp “nguyên liệu gây bệnh” vào người..........

Một ngày, tại Trung tâm/Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp tôi nhận một BN đau lưng đã 6 năm.

-         6 năm, chị kg đi trị bệnh hay sao?

-         Dạ có chớ.

-         Chị đã đi châm cứu bao giờ chưa?

-         Dạ, đủ hết. Thuốc tây, thuốc bắc, thuốc nam,châm cứu. Kg lúc nào nghỉ trị bệnh.

-         Chắc chị kg đủ kiên nhẫn để theo.

-         Dạ kg, mỗi thầy tôi theo cở 2-3 tháng. Không khỏi mới nghỉ.

Tôi ngạc nhiên và thấy bất hợp lý. Bèn truy vấn chị về thói quen ăn uống. Cuối cùng tìm ra là chị có thói quen uống nước dừa. Nhà chị ở Thủ Thiêm, có vài trăm gốc dừa. Dừa chất đống bên hiên nhà. Hể khát nước là vạt một trái uống, uống kg hết thì bỏ. Chị uống như thế đã rất lâu.

Tôi bắt chị hứa bỏ thói quen này. Trị cho chị chừng một tuần, chị lôi theo hai chiếc xe lam đầy người bệnh ở địa phương chị đến cho tôi chữa bệnh….hic.

Một trường hợp khác. Tôi nhận đến nhà trị cho một BN đau thần kinh tọa, đau đến mức kg thể đi nỗi. Đang trị cho BN này thì một cô gái hàng xóm sang hỏi tôi :

-         em cứ bị mệt thường xuyên, tay chân bủn rủn mấy năm nay, đi BS thì kg có bệnh gì. Cho uống thuốc khỏe thì vẫn kg ăn thua.(?)

-         cô có hay ăn khổ qua kg vậy?

-         dạ có, em ăn món này mỗi ngày.

-         Tại sao lại ăn mỗi ngày vậy?

-         Tại …người ta chỉ…ăn thì kg có mụn.................

Quả thật, cô độ 25 tuổi mà da trắng mịn, kg có một vết tích nào của mụn.

Tôi khuyên cô ngưng ăn khổ qua. Trị chưa đầy một tuần cô khỏe hẵn. Kg biết sau này cô có bị nổi mụn hay kg ……….vì kg có dịp trở lại đó.

Trở lại đề tài. Tôi đề nghị một giải pháp về ăn uống để tránh thiếu và thừa chất như sau:

-         Mọi người ăn được gì thì mình cũng ăn được.
-         Thay đổi món ăn hàng ngày, càng ít trùng càng hay. Như nói về đạm như thịt cá (đạm động vật), đậu nành, nấm (đạm thực vật) thì không ngày nào giống ngày nào. Thịt có nhiều loại thịt, cá cũng lắm loại khác nhau, nấm cũng vậy........Về rau củ quả thì vô số loại..............mặc sức mà thay đổi cho vui mắt ngon miệng...............

-         Mỗi bữa ăn đều có đạm, rau củ. Rau củ cần nhiều hơn đạm chút ít.

-         Mùa gì thức nấy. Tuy cũng ăn theo mùa nhưng kg nên lạm dụng mà nên thưa ra, một lần mỗi tuần thôi.

-         Nên ăn món mới mỗi ngày, hạn chế ăn thức ăn hâm lại.

Hi vọng là bạn không cho rằng tui đang xúi dại và bạn có cam đảm tháo cái thực đơn dán trên tường nhà bếp khiến bạn mất cái sự khoái trá khi đi chợ. Dĩ nhiên nếu nhà có người thân bị bệnh cần kiêng cử gì đó thì bạn có thể chìu họ một chút cho vui của vui nhà..............

Lương y Tạ Minh
taminhdc.blogspot.com