Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa các chứng bệnh do lạnh
Đa số chúng ta đều thích được mát mẻ. Nhưng không ngờ rằng cơ thể luôn cần năng lượng dồi dào để hoạt động. Do đó khi người mát là cơ thể phải trích ra một số năng lượng để giữ cơ thể ổn định ở mức 37 độ C. Như vậy, vô tình ta làm cho cơ thể hao hụt dần nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.Nếu nguồn năng lượng này còn dồi dào thì không có vấn đề gì, nhưng khi nguồn năng lượng này ít ỏi thì cơ thể sẽ tự động tập trung vào việc bảo vệ và duy trì các hoạt động cần thiết như não bộ, nội tạng là các trung tâm chính. Vì vậy, các nơi xa trung tâm cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng. Nhiệt năng là một nguồn năng lượng thường dùng. Do đó, khi bị yếu sức ta thường cảm nhận bị lạnh bàn tay, bàn chân hay các ngón trước nhất.
Khi ta đang sảng khoái vì được mát mẻ mà bỗng nhiên thấy ớn lạnh, lập tức cơ thể đã bị nhiễm lạnh. Nếu nguồn năng lượng còn đủ, cơ thể sẽ trích ngay một số năng lượng để hóa giải khí lạnh ập vào đó, vậy là không sao cả. Nhưng nếu rũi nguồn năng lượng kém ta sẽ bị cảm lạnh. Đó là khi nhiệt lượng được phân bố đều toàn thân.
Nếu vì một lý do nào đó, nhiệt lượng không được phân bố đều tức là có một vùng nhỏ nào đó thiếu nhiệt năng thì khí lạnh chỉ ập vào nơi đó mà thôi. Nguyên nhân bị thiếu năng lượng cục bộ như vậy thường là do có một trục trặc nho nhỏ về thực thể ở đó. Như sự thoái hóa các khớp, kể cả khớp đốt sống cổ, sống lưng…vv Việc thoái hóa cũng gây trở ngại các vi mạch quanh nó khiến lưu thông máu ở đây cũng trở ngại theo. Như sự co mạch thường xuyên vì lạnh, vì một kích xúc của thần kinh (mỗi đoạn nhỏ mạch máu đều có một sợi thần kinh chi phối), sự bế tắc mạch do máu đông, do mãng xơ vữa, do trứng ký sinh trùng (giun lãi)…vv..khiến máu lưu thông kém. Nơi nào lưu lượng máu kém, nơi đó sẽ thiếu năng lượng. Nơi nào thiếu năng lượng nơi đó dễ bị khí lạnh xâm nhập. Khí lạnh xâm nhập lại làm mạch co lại thêm, nơi này lại thiếu máu hơn nữa thế là gân cơ co rút hơn, thế là đau. Nếu bị tắc tỉnh mạch thì tệ hại hơn là sẽ gây viêm nơi bị tắc.
Giả sử bạn bị thoái hóa khớp cột sống cổ nhẹ, rất nhẹ. Nó chưa hề gây cho bạn một khó chịu nào ở vùng này vì chưa đến mức chèn ép thần kinh; vì thế bạn không biết đốt sống cổ của bạn đã thoái hóa; nhưng nó đã gây một sự thiếu máu so với các nơi quanh đó. Nếu để ý, bạn thường hay mỏi hay tệ hơn là đau gáy sau một giấc ngũ. Nhất là ngũ ban đêm. Đêm đến, nhiệt độ thiên nhiên xuống thấp, khi ngũ tổng lưu lượng máu của bạn xuống thấp, thân nhiệt của bạn cũng xuống thấp, thế là vùng cổ bị thoái hóa của bạn bị thiếu máu hơn và nhiệt độ vùng này cũng xuống thấp hơn so với các nơi khác. Thế là khí lạnh ban đêm sẽ ập vào và lưu lại đó vì không đủ năng lượng để hóa giải khí lạnh. Do đó vùng này lại thiếu máu hơn vì khí lạnh sẽ làm các vi mạch nơi đây co nhỏ hơn nữa. Sự lưu thông máu càng xuống thấp hơn khiến các cơ, gân không còn nhu nhuận đàn hồi như cũ. Thế là đau, đôi khi không thể nhúc nhích.
Giả sử bạn không hề bị thoái hóa đốt sống cổ nào,nhưng bạn lại thích ngũ gối cao, sự co gập cổ về phía càm khiến các cơ gân gáy phía sau bị căng, chúng ép sát vào các đốt xương làm các vi mạch máu vùng này cũng bị ép lại gây thiếu máu cho các cơ gân mà chúng phụ trách tưới máu nuôi dưỡng. Thế là bạn cũng rất dễ bị đau cứng gáy sau giấc ngũ ngon ban đêm.
Một giấc ngũ say sưa thường khiến tư thế nằm của chúng ta cố định một thời gian dài, nếu như tư thế cổ của bạn không thuận lợi cũng sẽ gây thiếu máu ở vùng mạch máu bị ép. Bạn cũng sẽ đau gáy khi thức giấc.
Giả sử bạn là một người ghiền nước đá, nước tủ lạnh…vv…Bạn luôn làm cho vùng bụng của bạn bị lạnh, mạch máu vùng bụng của bạn cứ luôn trong tình trạng co lại. Thế là hệ thống máu nuôi dưỡng các nội tạng vùng này luôn bị thiếu. Bị thiếu máu thì các cơ quan vùng này khó mà khỏe mạnh được.
Thế là dần dần bạn ăn ít lại, không thấy ngon miệng hoặc mau no. Thế là bạn sẽ rơi vào một trong hai trường hợp: ngày càng gầy ốm hoặc ngày càng béo mập.
Bạn gầy đi khi tiểu trường (thọ thịnh chi quan) của bạn suy chức năng không hấp thu hết dinh dưỡng, bạn sẽ mập lên khi Tỳ suy chức năng không vận hóa được chất dinh dưỡng khiến chúng thành chất béo nhiều hơn các chất khác (Tỳ chủ vận hóa, chủ thấp). Hiện tượng này chỉ giải thích được bằng khái niệm Đông y.
Và nhiều bệnh lý khác có thể thường xảy ra cho bạn khi bạn thích mát mẻ: đau nhức linh tinh, dễ cảm lạnh, dễ mỏi mệt…nói chung là dễ bị bệnh vặt nhất là khi trời giao mùa, trở lạnh.
Bạn khó lòng khỏi các bệnh do lạnh hoàn toàn dù đã đến các danh y khi bạn còn thích mát mẻ.
Vậy, để đề phòng các bệnh do lạnh gây ra bạn đừng thích mát mẻ nữa. Hãy chú ý giữ cơ thể bình thường không nóng không mát. Có như vậy thì rũi khi bạn bị bệnh do lạnh, các đông y sĩ mới có thể chữa bệnh cho bạn được dễ dàng. Loại bệnh này Tây y chữa kém hơn Đông y. Đông y dùng thuốc chữa kém hơn Diện chẩn Điều khiển liệu pháp (DC-ĐKLP) dù có khi đã dùng Phụ Tử, Quế liều cao….vì thiếu điếu ngãi cứu ….hihihi.
Chỉ có vậy thôi….hihihi.
Hà Nội, 07-01-2012. Lương y: Tạ Minh © 12/2013 - www.dienchanviet.com