Cô Thu trẻ hơn nhiều so với độ tuổi 56 của mình, gương mặt thanh tú luôn được "trang điểm" bởi nụ cười thật tươi. Giọng nói của một nhà giáo lâu năm vừa truyền cảm, vừa rành rọt, cô Thu chia sẻ: “Tôi là giảng viên đại học đã 30 năm rồi, chuyên ngành giáo dục mầm non. Nghề giáo thì các anh biết rồi, bên cạnh công tác chuyên môn, việc truyền đạt đến sinh viên như thế nào cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tức là, phải có cách nói hay, giọng nói tốt. Công việc của tôi khá nặng so với các giảng viên khác, mỗi tuần tôi lên lớp khoảng 20 tiết, trong khi trung bình của giảng viên là 8 tiết/tuần. Mỗi lớp của tôi có chừng 70 đến 100 sinh viên, tức là rất đông. Nói như vậy để anh biết tầm quan trọng của giọng nói đối với tôi như thế nào – nó như là cái cần câu cơm của tôi vậy”.
Bệnh án của cô Thu ghi rõ "liệt dây thanh"
Gần 30 năm trong ngành giáo dục, “cần câu cơm” của cô Thu vẫn hoạt động tốt. Tuy vậy, cô Thu bắt đầu thấy dấu hiệu trục trặc trong cơ thể từ khoảng đầu năm 2013. Thời điểm đó, vị giảng viên đại học này luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống không tiêu, cơ thể sụt cân nhanh chóng, cảm giác cổ họng đau, luôn bị ứ, đầy. Đặc biệt, cô bị khàn tiếng và phát sinh cảm giác đau khi cố gắng nói to hay nói nhiều. Cô Thu vội đến bệnh viện để kiểm tra, kết quả rất bi đát: Trong cổ họng của cô có khối u đa nhân (13 nhân), nghi là ung thư.
Cô Thu kể: “Lúc bấy giờ, tôi lo lắm. Bác sỹ cho lấy tế bào ở khối u để tiến hành sinh thiết nhằm xác định xem có phải là u ác hay không. Cũng may, không phải. Song, bác sỹ cũng khuyên tôi phải phẫu thuật cắt bỏ khối u, nếu để lâu ngày, khối u có thể ác hóa, dẫn đến ung thư. Trước lúc phẫu thuật, bác sỹ cũng nói rằng sau khi mổ, tôi có thể bị câm hoàn toàn, hoặc chỉ nói được một chút. Tôi cứ hi vọng rằng mình sẽ “bị” nhẹ thôi, ai ngờ “hỏng” hẳn. Tôi không nói được chút nào nữa”.
Ngày 1/6/2013, cô Thu được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Năm ngày sau, cô ra viện trong tình trạng sức khỏe yếu, giọng nói mất hẳn. Trước khi ra viện, cô đã tham khảo ý kiến của bác sỹ trưởng khoa, nhưng phản hồi chỉ làm cô thêm tiêu cực: Có thể chờ từ 3-6 tháng, cô sẽ nói được một chút, song, cô phải chuẩn bị tinh thần sẽ “câm” từ lúc đó đến cuối đời.
Cô Thu than thở: “Tự dưng không nói được, tôi ức chế kinh khủng. Trước đây, mỗi ngày tôi nói mấy tiếng liên tục, nay thì im lặng. Làm sao mà chịu nổi? Tôi cứ bị ói vào ban đêm, vì sốc tâm lý. Rồi, tôi đi khám ở nhiều bệnh viện chuyên khoa tai – mũi – họng, các bác sỹ đều bảo: Trường hợp này thua rồi, vì kết quả rất tệ. Theo giấy khám ngày 24/6/2013, sụn phễu của tôi bị chồm lên phía trước, dây thanh bị liệt. Nói tóm lại, tôi đã thành người câm”.
Cô Thu than thở: “Tự dưng không nói được, tôi ức chế kinh khủng. Trước đây, mỗi ngày tôi nói mấy tiếng liên tục, nay thì im lặng. Làm sao mà chịu nổi? Tôi cứ bị ói vào ban đêm, vì sốc tâm lý. Rồi, tôi đi khám ở nhiều bệnh viện chuyên khoa tai – mũi – họng, các bác sỹ đều bảo: Trường hợp này thua rồi, vì kết quả rất tệ. Theo giấy khám ngày 24/6/2013, sụn phễu của tôi bị chồm lên phía trước, dây thanh bị liệt. Nói tóm lại, tôi đã thành người câm”.
Cô Thu kể về quá trình "tìm lại giọng nói"
Tự chữa bằng Diện Chẩn
Những ngày sau ca phẫu thuật cắt bỏ khối u ở cổ họng đối với cô Trần Thị Thu thực sự là khoảng thời gian đen tối. Cổ họng của cô chỉ phát ra những âm khào khào, không rõ tiếng. Nhiều khi cô ứa nước mắt vì không thể diễn tả được ý của mình cho người đối diện. Sau đó, đi đâu cô cũng mang theo cuốn lịch và chiếc bút làm phương tiện liên lạc. Ai hỏi gì, cô đều trả lời bằng cách viết ra giấy. Ngoài ra, cô viết đơn xin tạm nghỉ công tác trong vòng một học kỳ để chữa bệnh.
Chặng đường chữa bệnh của cô Thu khá gian nan. Sau khi uống thuốc Tây tại hầu hết các bệnh viện lớn ở TP. HCM, cô tìm ra tận Hà Nội để chữa tại phòng khám của các bác sỹ nổi tiếng nhất. Đáng tiếc, nỗ lực của cô Thu chỉ mang lại sự tuyệt vọng. Cô gần như đã chấp nhận sẽ mất tiếng nói mãi mãi.
“Tôi sẽ không bao giờ cất tiếng nói được nữa nếu không có Diện Chẩn” – giảng viên 56 tuổi khẳng định. Việc cô Thu biết đến bộ môn Diện Chẩn điều khiển liệu pháp khá tình cờ, thông qua một người bạn dạy cùng trường. Người bạn này đến thăm và giới thiệu cho cô gặp thầy Đỗ Hữu Sơn tại quận 7 (TP. HCM). Tại đây, cô được thầy Sơn chữa trị bằng phương pháp Diện Chẩn trong vòng hai tháng.
Vẫn lời cô Thu: “Lần đầu đến chỗ thầy Sơn, tôi chỉ nghĩ là châm thử cho biết thôi. Nói thật là không có niềm tin gì hết, vì mình chưa nghiên cứu về nó, chưa biết nó là cái gì. Lúc bấy giờ, sức khỏe của tôi rất yếu, sụt mấy ký lô. Sau một tuần châm ở chỗ thầy Sơn, tôi thấy hơi thở thông hơn, ngủ được nhiều hơn một chút và nội tiết cũng ổn định”.
Chứng kiến công dụng của Diện Chẩn, cô Thu kiên trì tìm đến nhà thầy Sơn để được điều trị mỗi ngày 2 lần trong khoảng thời gian liên tục 3 tuần. Châm đến tuần thứ 4, cổ họng của cô bắt đầu phát ra âm thanh, dù chưa rõ ràng. Cô Thu liền tới bệnh viện để nội soi, đấy là vào ngày 28/7/2013. Kết quả cho thấy sụn phễu bình thường, dây thanh cũng bình thường. Cô mừng rơi nước mắt, quyết định bắt đầu quá trình luyện thanh.
Cô Thu miêu tả cách tự chữa bệnh bằng Diện Chẩn
Mỗi buổi sáng, cô Thu nỗ lực tập hát bài “Giấc mơ trưa”, một bài hát mà cô yêu thích. Mới đầu, âm thanh phát ra từ cổ họng của cô còn rất yếu, song, dần dà, tiếng nói mỗi lúc thêm rõ và mạnh hơn. Ngoài ra, cô cũng bắt đầu nghiên cứu Diện Chẩn để tự chữa cho mình tại nhà. Cô gặp thầy Sơn, xin thầy chỉ cho các bộ huyệt, đánh dấu vào đó bằng băng dính, chụp ảnh lại và bấm theo hình đó mỗi ngày 2 lần.
“Phải nói là tôi rất kiên trì và có niềm tin vững chắc vào khả năng khỏi bệnh nhờ Diện Chẩn” – cô Thu bộc bạch – “Chính vì thế, tôi mới dùng phương pháp này liên tục trong vòng nửa năm. Ngày nào cũng tự bấm cho mình 2 lần. Và tôi cũng điều chỉnh chế độ ăn uống để cân bằng âm dương trong cơ thể, không ăn nhiều đồ có tính lạnh. Cả quá trình như vậy, giọng nói của tôi đã phục hồi như trước, thậm chí là khỏe hơn trước khi phẫu thuật”.
Chúng tôi không nghi ngờ một chút nào về kết quả điều trị của cô Thu, bởi sự thật là giọng nói của cô bình thường, mạnh mẽ và đầy nội lực. Một phần, đó là may mắn đối với cá nhân cô Thu. Phần khác, chúng tôi có thêm ví dụ về khả năng chữa bệnh rất kỳ lạ, đặc biệt của bộ môn Diện Chẩn điều khiển liệu pháp.
Hoài Sơn
Nguồn:Theo Báo Người Giữ Lửa
Ảnh chụp kỳ 5