In bài này

Chàng sinh viên từng “rút ở ổ bụng ra mấy tô nước” và hành trình thoát khỏi bệnh thận mãn tính (Kỳ 4)

   Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa - Kỳ 4

 Bệnh viêm thận mãn tính của anh Nguyễn Công Cương (SN 1990, trú tại Quận 7. TP HCM) diễn biến một cách tồi tệ. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ một chàng sinh viên còm cõi, anh Cương trở nên núc ních như thể quả bóng bay được bơm căng không khí. Đã có lúc, bác sỹ cắm xi-lanh vào trong ổ bụng anh Cương, rút ra mấy tô nước màu vàng nhờ nhờ.

-PV: Chào anh Cương, được biết anh đã phát hiện ra mình bị bệnh thận từ năm 2013, xin anh chia sẻ cụ thể ?

 - Anh Nguyễn Công Cương: Thực ra, không phải là tôi phát hiện ra. Tôi mới hơn 20 tuổi, làm sao nghĩ mình bị bệnh thận được cơ chứ ? Có điều, giữa năm 2013, tôi thấy trong người có nhiều sự thay đổi bất thường. Hồi sinh viên, tôi ốm lắm, lúc cao điểm cũng chỉ được 43 ký. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì, đầu năm nay, cơ thể tôi cứ mập lên rất nhanh. Trong vòng 1 tháng quần áo cũ của tôi chật hết cả, không ních vào được nữa. Da căng ra, mặt tròn phúng phính. Bàn bè trêu, hỏi làm sao mà tôi mập lên nhanh dữ vậy?  Tôi cũng nghĩ là mình ăn uống đầy đủ, mập chút cũng không vấn đề gì. Nhưng, trọng lượng cơ thể của tôi càng lúc càng tăng nhanh. Lấy ngón tay ấn vào da thì lún sâu như ấn vào quả banh vậy, mà vết lún không đàn hồi lại được. Sau đó, mí mắt, đầu ngón tay, ngón chân bị mập ú. Nước tiểu sủi bọt, màu vàng, sau này bác sỹ giải thích là nước tiểu của tôi có nhiều protein do thận không thực hiện được chức năng lọc chất độc. Tôi cũng hơi lo lắng, nên giấu gia đình đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sỹ kết luận là tôi bị bệnh cầu thận phù thũng, nói đơn giản là thận yếu, không đẩy được nước ra ngoài cơ thể, dẫn đến tình trạng phù nề.

- Anh có suy đoán về nguyên nhân dẫn đến bệnh thận của mình hay không?

- Như tôi đã nói, ban đầu tôi không nghĩ thận của mình có vấn đề, vì tôi tự tin rằng mình còn trẻ, nội tạng còn tốt. Nhưng, thực ra không phải vậy. Nguyên do là thời sinh viên tôi nhậu dữ quá, bạn bè cứ kéo đi hết cuộc nhậu này đến cuộc nhậu khác, nên mới sinh bệnh. Bên cạnh đó, thể trạng của tôi cũng tương đối yếu từ xưa, do thế, bệnh càng phát triển nhanh hơn. Tôi được giải thích do sử dụng nhiều đồ ăn có tính âm (như rượu, bia, đồ lạnh) khiến cơ thể mất quân bình âm dương. Lạnh gặp lạnh quá nhiều sẽ gây độc, mà thận là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng.

- Sau khi phát hiện bệnh, anh đã chữa trị như thế nào?

- Hồi đó, ba má tôi lo lắm, vì tôi là con trai lớn trong nhà, vừa tốt nghiệp cao đẳng, chưa kịp đi làm đã mắc bệnh nặng. Ba má kêu tôi nằm ở viện để chữa cho dứt điểm.Tuy nhiên bác sỹ ở tuyến dưới chữa đi chữa lại nhưng tình trạng bệnh của tôi cứ giảm rồi tăng chứ không dứt điểm. Tôi luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, hai bên hông và thắt lưng đau, không thể làm việc nặng được. Trong mấy tháng đầu, bệnh của tôi là viêm cầu thận cấp, sau thời gian điều trị, lại chuyển thành mãn tính – có nghĩa là trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn. Da của tôi trở nên tái xanh, nhợt nhạt. Trong người lúc nào cũng yếu ớt, mệt mỏi dữ lắm.

nh Cương kể về quá trình điều trị bệnh

Anh Cương kể về quá trình điều trị bệnh

Trước tình trạng như vậy, gia đình quyết định đưa tôi đến bệnh viện Trung ương để điều trị. Ở đấy, bác sỹ chủ yếu cho tôi uống thuốc tây, nhưng cũng không ăn thua gì, bệnh cứ tái đi tái lại. Thời điểm tệ nhất, tôi đã tăng lên gần 70kg, toàn bộ cơ thể tròn như quả banh – mắt húp híp, má phúng phính, bụng lùng nhùng toàn nước. Sau 15 ngày điều trị bằng thuốc không có kết quả, thấy tình hình của tôi nguy quá, bác sỹ mới thực hiện việc rút nước ở ổ bụng. Nghĩ lại tôi vẫn thấy ghê. Họ cắm ngập cái xi-lanh to bằng bắp tay vào bụng tôi, rút ra từng ống nước màu vàng nhợt nhạt. Toàn bộ là mấy tô nước như vậy. Xong rồi họ cho tôi về, bảo là cứ uống thuốc ở nhà thôi.

Bệnh viện trả về, ba má tôi lo quá chừng, cứ khóc suốt. Tôi không bi quan đến thế, nhưng cũng buồn. Nếu bệnh viện không chữa được, thì tôi phải tìm kiếm nơi khác để chữa bệnh cho mình. Một dạo, tôi tìm hiểu trên mạng và biết có một bà lang chuyên chữa bệnh thận ở tận Bình Định. Không tìm đến tận nơi được, tôi gọi điện cho bà ấy và nhờ bà gửi thuốc qua đường bưu điện. Tôi uống thuốc của bà ấy trong hơn một tháng nhưng không thấy chuyển biến, ngược lại, bệnh tình càng có dấu hiệu nặng hơn. Tôi đi bệnh viện khám thì chỉ số protein trong nước tiểu tăng chứ không giảm, lên gần đến 3.0. Vì thế, tôi dừng dùng thuốc của bà lang. Quá trình điều trị gần như rơi vào ngõ cụt, tôi rất tuyệt vọng.

- Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, tình trạng hiện nay của anh tương đối tốt, không có dấu hiệu phù nề. Tại sao có sự thay đổi tốt như vậy?

- Sự thay đổi như thế này là nhờ Diện Chẩn. Hồi giữa năm vừa rồi, tôi được một người bạn của ba tôi giới thiệu về phương pháp Diện Chẩn. Ông nói cách trị bệnh này hay lắm, chỉ cần tác động ở khuôn mặt mà trị được bệnh trong lục phủ ngũ tạng, lại không tốn kém gì hết. Tôi tin, nên mới tìm đến thầy Sơn (tức thầy Đỗ Hữu Sơn, đã nhắc tới ở NGL số 71-PV). Thầy Sơn chữa cho tôi bằng cách tác động huyệt đạo, đồng thời chỉ cho tôi cách tập thở và ăn uống để lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể. Lúc bấy giờ, tôi là con bệnh không còn đường tiến nữa, nên thầy nói như thế nào thì nghe vậy chứ thực sự tôi cũng không biết Diện Chẩn có tác dụng ra sao.

Anh Cương vạch áo để chứng minh bệnh thận của mình đã hết, người không còn phù nề

Anh Cương vạch áo để chứng minh bệnh thận của mình đã hết, người không còn phù nề

 Qua 20 ngày điều trị, bệnh của tôi có chuyển biến thấy rõ. Điều dễ nhận thấy nhất là cơ thể tôi tháo nước nhanh, như kiểu quả banh xì hơi vậy. Trong 20 ngày đó, tôi giảm gần chục ký. Ngoài ra, làn da không còn xanh mà trở về màu hồng hào như trước khi bị bệnh. Thấy sự hồi phục như thế, tôi mới có niềm tin vào Diện Chẩn. Tôi kiên trì chữa bệnh theo cách này từ tháng 5 đến tháng 9 là hết. Đến viện để khám, bác sỹ cũng bảo tôi hoàn toàn bình thường, không còn bệnh thận nữa. Quả thật, tôi hết sức vui mừng.

Giấy bệnh viện kết luận anh Cương bị viêm thận mãn tính

 Giấy bệnh viện kết luận anh Cương không còn bệnh thận nữa

 Xin chúc mừng anh và cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này./.

-----------------------------------

 Thầy Đỗ Hữu Sơn nói về cách phòng và trị bệnh thận

“Viêm cầu thận là do cơ thể mất quân bình âm dương tức là âm tính quá. Người ta bảo uống rượu cho ấm người, tưởng rượu là tính nhiệt. Nhưng thực ra rượu là tính hàn, làm giãn động mạch, tỉnh mạch của mình. Thanh niên giờ uống rượu nhiều quá nên thận suy do tính âm. Điều trị bệnh này theo các bước khai thông, điều chình âm dương, tăng sức đề kháng, ổn định thần kinh, tác động những vùng phản chiếu. Với những người chớm có dấu hiệu của bệnh thận như đi tiểu nhiều, nước tiểu sánh, có nhiều bọt, nặng mùi, màu vàng đục,,, và da mọng nước, hơi dày lên, đàn hồi kém…, có thể can thiệp bằng cách ăn những thực phẩm dương tính như gạo lứt, uống nhiều nước sả cho người ấm lên, tập thể dục làm ấm cơ thể và vận động tốt hơn. Đồng thời, xoa những điểm tương ứng với thận như hai lỗ tai, lòng bàn chân hàng ngày. Tác động những điểm đó hàng ngày chứ chưa cần bấm huyệt cũng có thể ngăn chặn và đẩy lùi bệnh thận”. 

Hoài Sơn
Ảnh chụp bài báo kỳ 4
diện chẩn chữa bệnh thận người giữ lửa kỳ 4