Người mẹ vội cưới vợ cho con vì mắc ung thư giai đoạn cuối và chuyện thoát chết thần kỳ (Kỳ 3)
Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa - Kỳ 3
Bệnh ung thư trực tràng
Chị Thủy còn trẻ lắm, mới hơn 40 tuổi. Cậu con trai Lê Hồng Phúc cũng vừa 20. Thế nhưng, khi biết tin mình bị mắc bệnh ung thư trực tràng khó qua khỏi, chị Thủy đã lập tức tính chuyện thành gia lập thất cho con. Quả thật, căn bệnh ung thư của chị rất trầm trọng, đã đến giai đoạn di căn. Nhưng may mắn, chị đã tìm được hy vọng nhờ phương pháp Diện Chẩn.
Xin ra viện vì không chịu nổi những lần hóa trị ung thư trực tràng
Ấn tượng mạnh nhất khi chúng tôi lần đầu tiếp xúc với chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Sn 1972, trú tại phường 9, quận 3, TP.HCM) là mái tóc ngắn, lởm chởm như thể ai đó vừa dung tong – đơ cạo qua đầu. Chị Thủy cười ngượng ngùng, phân trần “ Đây là hậu quả của quá trình điều trị ung thư đấy. Ngày trước, tóc của tôi còn rụng sạch sẽ rồi cơ. Bây giờ, được như thế này cũng là may mắn lắm rồi.
Giấy chuyển viện của chị Thủy ghi rõ "u trực tràng"
Chị Thủy kể, gia đình chị có một xưởng đóng giày thủ công, thuê mấy chục công nhân. Kinh tế không phải hạng giàu nứt đố đổ vách, nhưng cũng thuộc hàng khá giả. Nghề của chị vất vả đôi chút, nhưng không phải lo đến miếng cơm mang áo. Vì thế, ước mơ lớn nhất của chị là mọi thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh, sống vui vẻ. Đáng tiếc, mong mỏi của chị Thủy không thành sự thật. Đầu năm 2014, chị Thủy bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng. Nhớ lại sự việc, người phụ nữ 42 tuổi buồn bã tâm sự “ Đôi lúc nghĩ lại, tôi cũng thảng thốt vì không hiểu sao mình lại mắc cái bệnh này. Mình có uống rượu không? Không. Mình có ăn cay nóng nhiều không? Không. Chỉ có một điều thế này: Tôi uống nhiều nước đá quá. Do làm việc trong xưởng rất mệt mỏi, nên mỗi ngày tôi uống 4-5 ly trà đá. Có lẽ vì thế mà tôi bị bệnh trực tràng. Biểu hiện ban đầu của bệnh này không có gì đặc biệt, chỉ là trướng bụng, ợ hơi, rối loạn đại tiện. Mình rất coi thường, không để ý gì cả. Đến lúc đi ngoài ra máu mới hoảng, đến bác sỹ khám, bác sỹ kết luận là u trực tràng rồi, khối u rất lớn, phải phẫu thuật khoét bỏ”.
Những ngày sau đó là cực hình đối với chị Thủy và gia đình. Ca phẫu thuật cắt bỏ khối u ở trực tràng và lắp hậu môn giả thành công, bác sỹ chỉ định cho chị Thủy điều trị tiếp bằng phương pháp sử dụng hóa chất. Chị Thủy kể “Thời gian hóa trị, tôi không ăn uống được gì, chỉ truyền nước biển thôi. Người cứ vật vã, nửa sống, nửa chết, mệt rã rời. Mà lại sút cân nhanh chóng nữa. Bác sỹ cho tôi hóa trị 8 lần (3 tuần 1 lần), nhưng sau đó khám lại thì phát hiện di căn xuống buồng trứng, khối u 3cm. Lúc đó tôi chưa rụng tóc đâu. Nhưng sau 8 lần hóa trị bình thường không kết quả, bác sỹ khuyên tôi dùng toa đặc biệt , mỗi toa 40 triệu đồng. Trời đất ơi, khủng khiếp lắm, dùng được 2 toa đặc biệt thì tôi mệt rũ rượi, tóc rụng hết, đi ngoài liên tục do phản ứng thuốc, ngón chân, ngón tay tê, xám đen lại, tôi sợ quá, vội xin về”.
Không nói ra, nhưng gia đình chị Thủy đều hiểu rằng, một khi bệnh viện không thể giúp chị đẩy lùi bệnh ung thư trực tràng, thì cơ hội tiếp tục sống của chị rất thấp. Lúc đó, chị Thủy có một tâm nguyện “Hồi ấy, tôi bi quan lắm. Nghĩ rằng mình còn trẻ quá mà đã “ra đi”, thật không đặng. Hơn nữa, việc dựng vợ, gả chồng cho các con còn chưa lo được, tôi rất áy náy, không yên lòng. Vì thế, tôi giục con trai là cháu Lê Hồng Phúc chuẩn bị làm hôn lễ. Cháu mới hơn 20 tuổi thôi nhưng cứ giục giã cháu kết hôn cho nhanh. Mọi chuyện đều được chuẩn bị đại khái vì sợ tôi không trụ được. Thế mà không biết phúc từ nhiêu đời truyền lại tôi trụ được cho đến tận bây giờ”.
Tưởng hết hy vọng lại gặp Diện Chẩn
Chị Thủy vốn đã định đầu hàng bệnh tật. Vì lo sợ con côi cút, chị dồn hết sức để chuẩn bị lễ thành hôn cho cháu Lê Hồng Phúc. Trong giai đoạn đó, tức là khoảng đầu tháng 5/2014, chị nghe thông tin về tác dụng chữa bệnh của môn Diện Chẩn thông qua một người bạn. Người này mách rằng Diện Chẩn là cách chữa bệnh không tốn kém, đơn giản là kích thích các huyệt ở mặt để cơ thể tự sản sinh ra sức kháng cự bệnh tật. Đồng thời, người bạn này cũng giới thiệu để chị Thủy gặp thầy Đỗ Hữu Sơn, một trong những học trò của nhà phát minh Bùi Quốc Châu.
Nhớ lại hành trình chữa bệnh bằng Diện Chẩn, chị Thủy cười “Ban đầu tôi cũng không tin tưởng Diện Chẩn lắm. Nhưng còn nước còn tát, biết đâu tôi sẽ gặp may? Nghĩ vậy, tôi tìm đến gặp thầy Sơn ở Quận 7. Thầy này còn trẻ, trước đây từng là giảng viên trường Đại học Bách khoa TP HCM, vì ham Diện Chẩn, nên bỏ nghề dạy học để theo nghề chữa bệnh. Tôi hỏi “thầy xem có chữa được bệnh cho tôi không?”. Thầy bảo “Sẽ cố gắng”. Rồi thầy kiên trì bấm huyệt cho tôi suốt một tháng. Đồng thời, thầy cũng giảng cho tôi về phương pháp thở để duy trì sự ổn định trong cơ thể, phương pháp ăn uống nhằm hạn chế sự tăng trưởng của khối u (bệnh nhân được khuyên ăn ít thức ăn có chứa axit). Dần dà, tôi cảm thấy trong người có biến đổi tương đối rõ rệt. Rõ nhất là việc ăn uống của tôi tốt hơn, tôi không còn giảm cân, ngược lại có dấu hiệu tăng cân. Ngoài ra, việc đi đại tiện cũng dễ dàng, phân không bị đen, những mệt mỏi trong cơ thể cũng dần tan biến”.
Sau một tháng điều trị bằng phương pháp Diện Chẩn, chị Thủy tới bệnh viện để tái khám. Kết quả bất ngờ khối u ở buồng trứng của chị đã không còn. Ngoài ra, các chỉ số chỉ điểm ung thư cũng giảm về mức bình thường. Chị tâm sự “Trước khi đi khám tôi hồi hộp, lo sợ lắm. Nhưng khám xong rồi, biết kết quả tôi vui mừng quá trời. Thấy hiệu quả của Diện Chẩn, tôi vẫn kiên trì bằng cách bấm huyệt từ đó đến nay. Như anh thấy đấy, tôi rất khỏe mạnh, có thể đi lại, làm việc bình thường. Tôi tin rằng mình không chết nữa, vì thế, việc hôn lễ của cháu Phúc cũng sẽ để đến sang năm mới tính”.
------------------
Lý thuyết do nhà phát minh Bùi Quốc Châu sáng tạo
Là người trực tiếp sử dụng phương pháp Diện Chẩn giúp chị Thanh Thủy đẩy lùi bệnh ung thư trực tràng, thầy Đỗ Hữu Sơn cho biết, tất cả những gì thầy làm là kế tục lý thuyết do nhà phát minh Bùi Quốc Châu sáng tạo.
Thầy Sơn chia sẻ về cách chữa bệnh cho chị Thủy
Do tình trạng của chị Thủy khi tìm đến Diện Chẩn đã khá nguy kịch, thầy Sơn phải tiến hành khẩn cấp các biện pháp để lập lại sự cân bằng trong cơ thể người bệnh. Đầu tiên, bấm bộ huyệt khai thông kinh lạc (lần lượt các huyệt 14-275-61-19), bộ giảm tiết dịch (0-16-61-37-287) rồi bộ huyệt để cân bằng Âm Dương (bộ huyệt này mặc dù không có tác dụng điều trị bệnh nhưng nhưng điều chỉnh lại mội trường bên trong cơ thể, tăng sức đề kháng, lần lượt các huyệt là 0-300-1-50-19-37-39-63-7-113-17), và cuối cùng là bộ tiêu u (104-61-38-184-17-73-8-12-20-15-14-275-85-156-127-1-103). Có kết hợp với bấm các huyệt 19-38 để chữa trị bệnh đại tràng. Các bộ này được bấm liên tiếp, mỗi ngày có thể áp dụng 2 – 3 lần.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được dạy phương pháp thở, ăn uống hợp lý nhằm tạo ra khả năng đề kháng. Kết hợp tất cả các bước trên sẽ mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân ung thư hoặc gặp các vấn đề về trực tràng.
Hoài SơnẢnh chụp bài báo kỳ 3