In bài này

Bay trên cầu Hiệp - Diện Chẩn chữa bại liệt 42 năm

Bà Ly bị bại liệt năm 21 tuổi nay bà đã 63, tính ra đã 42 năm tật nguyền. Nhờ diện chẩn bà khỏi bệnh mỹ mãn. Việc bà phóng xe như bay trên cầu Hiệp là chuyện lạ, kỳ lạ, giống như chuyện cổ tích.

BAY TRÊN CẦU HIỆP

Chuyện khó tin nhưng có thật. Tin hay không tùy thuộc ở sự suy xét của mỗi người. Khen hay chê hãy bình tĩnh nghe câu chuyện đã;

Ở thôn Chuông, xã Tân Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương có một cô con gái tên là Bùi Thị Ly. Cô sinh ra trong một gia đình nông dân ở miền quê đồng trắng nước trong đầy nắng gió. Ly như một mầm xanh vươn lên đẹp dịu dàng giữa hai mùa lúa trỗ chĩu hạt thơm bông. Ở tuổi đôi mươi ly phổng phao mơn mởn, bao trai làng trộm nhớ thầm yêu. Năm Ly 21 tuổi, một căn bệnh quái ác ập đến quật Ly ngã nhào. Tai biến mạch máu não muốn cướp đi cuộc sống của cô. Gia đình đưa Ly đi bệnh viện, các bác sĩ tận tình cứa chữa. Ly thoát chết nhưng di chứng để lại thật nghiệt ngã liệt nửa người. Ly vô cùng chán nản, tuyệt vọng, tương lai rồi sẽ thế nào đây? Mới hôm nào các chàng trai lượn lờ trước ngõ, ríu rít trong sân nay thấy ly bán thân bất toại, các chàng vào thăm, động viên an ủi rồi lặng lẽ ra đi.

May cho Ly có anh trai Bùi Văn Dương công tác ở nhà máy dệt Hà Nội rất thương em gái, anh cung cấp tiền bạc, đưa em đi Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội...tìm thầy giỏi cứu chữa. Sự tạn tâm chu đáo của anh trai giúp Ly dần cải thiện cuộc sống, có thể đứng dậy được. Nhờ sự trợ giúp của cây gậy, tay lần tường chậm chạp bước đi quanh nhà, như thế cũng đỡ tù túng lắm rồi. Mọi sinh hoạt từ ăn uống, tắm giặt đến vệ sinh đều phải nhờ người nhà giúp đỡ. Ly cay đắng chấp nhận cuộc sống tật nguyền, cô đơn vô vọng. 

Năm tháng lặng lẽ trôi đi. Khi Ly không còn giám mơ ước điều gì tử tế tốt lành nữa. Thì niềm vui trong cuộc sống đột nhiên ập đến bất ngờ. Một thanh niên to cao khỏe mạnh tháo vát, miệng nói tay làm xin được kết hôn. Hiếm một nỗi đôi tai anh đã bị nút chặt từ thủa sơ sinh (điếc bẩm sinh). Ly bàng hoàng phân vân.Vui đấy mà cũng buồn ngay đấy. Phận hẩm hiu gặp được cảnh có lẻ, làm sao đây? Mọi người xúm vào khuyên nhủ! Méo mó có hơn không, nồi lành úp vung lành nồi méo up vung méo. Trời đã thương thì sẽ thương tới bến...Không còn con đường nào khác, định mệnh là thế Ly đành chấp nhận. Tình yêu có sức mạnh kỳ lạ. Cặp uyên ương sống hòa thuận hạnh phúc. Anh chị sinh được ba con một trai hai gái. Cả ba người con đều khỏe mạnh khôn lớn ngoan ngoãn chăm chỉ nết na. Rồi trai có vợ gái có chồng, sáu cháu nội ngoại lần lượt ra đời. Trong nhà, ngoài sân ríu rít tiếng cười, tiếng trẻ con nô đùa. Cũng có lúc con này nhè thằng kia mếu. Tiếng nhè, cái mếu của sự nũng nịu, vòi mỏ đòi bà âu yếm vuốt ve dỗ dành. Bà Ly thấm mệt nhưng rất vui. Bà đỡ tủi phận, nụ cười thường trực trên môi. Bà chỉ có một niềm mơ ước, muốn gặp được phép màu giúp bà khỏi bệnh bại liệt để được hưởng trọn hạnh phúc cuộc đời. Các con bàn nhau góp tiền mua cho bà chiếc xe máy điện để bà đi lại đỡ vất vả. Xe đem về , đẹp quá, thích quá, bà ngồi lên ngay. Con cháu xúm vào hướng dẫn nhưng bà chào thua, chân tay lẹo nghẹo không thao tác được. Chiếc xe được dựng sát tường, phủ chiếu che bụi. Lâu dần bà Ly chán chẳng dòm đến, nhện dăng tơ cũng không lau chùi. Bán đi thì tiếc đành để làm vật trang trí.

Anh trai Bùi Văn Dương ở Hà Nội vẫn đau đáu nỗi lòng thương em gái. Ông vẫn dò tìm mọi cách để chữa bệnh cho em. Mãi đến năm 2017 ông mới bắt được thông tin về diện chẩn. Lạ quá, hay quá! Ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình ...có hàng ngàn người chữa bệnh bằng phương pháp mới không dùng dao kéo, không dùng kim tiêm, không uống thuốc mà khỏi bệnh. Ông tìm được địa chỉ gần nhất: Lương Y Nguyễn Đăng Kỳ ở Quỳnh Hồng Quỳnh Phụ Thái Bình, Ninh Giang – Quỳnh Phụ hai huyện, hai tỉnh khác nhau nhưng chỉ cách dòng sông Luộc, qua cầu Hiệp chừng sáu cây số là tới nơi, gần quá tiện quá. Ông về quê bàn với các cháu đưa bà Ly sang ngay Quỳnh Hồng. Bà Ly trọ tại nhà cô giáo Liễu cách nhà thầy khoảng 30 m. Ăn uống đã có cô giáo Liễu lo, sinh hoạt cá nhân của bà Ly như tắm dặt... được người bệnh cùng nhà trọ trợ giúp. Chẩn trị bệnh đã có thầy, mát xa lưng và chân tay, thầy cho cháu gái và cháu rể trực tiếp làm. Bà Ly biết thân phận mình khó khăn nên có gắng đi sơm, về muộn, khéo léo lựa lời nhờ cậy mọi người cùng ở nhà trọ giúp đỡ. Bệnh tình của bà Ly chuyển biến nhanh. Bốn ngày sau bà đã bỏ gậy. Tay vẫn còn bám vào tường nhưng bước đi nhanh hơn vững hơn.

Một tháng sau bà Ly đi lại bình thường, tự lực tắm giặt. Bà hòa nhập với mọi người. Chồng bà thương nhớ vợ vài ngày lại sang thăm. Vì mặc cảm điếc lác nên ông chỉ đợi ở gốc Đa ngã tư làng nháy máy là bà ra. Ông bà trò chuyện với nhau vui vẻ không phải bằng lời nói mà bằng ánh mắt, nụ cười và cử chỉ của bàn tay. Có lẽ ông bà hiểu nhau bằng tiếng nói của tình yêu từ trái tim đến với trái tim. 

Ngày rằm tháng 8 bà Ly xin về thăm nhà và vui tết trung Thu cùng con cháu. Ngày hôm ấy nhà bà Ly vui hơn hội. Con cháu xum họp đầy đủ. Chòm xóm sang thăm thấy bà đi lại nhanh nhẹn nói cười hồn nhiên. Mừng lắm mọi người yêu cầu bà đứng lên ngồi xuống, vặn xườn sang trái sang phải nhanh nhẹn, mềm mại. Khỏi thật rồi. Tiếng vỗ tay hoan hô rộn lên. Một ý kiến đưa ra. “Lấy xe máy cho bà đi thử”. Đúng đấy! Nếu bà đi được xe thì coi như khỏi mỹ mãn. Xe được đem ra. Lúc đầu bà hơi e ngại run run, các con ôm bà đặt lên xe hướng dẫn khởi động, tăng ga. Xe chạy chầm chậm, con gái áp tải bên cạnh. Một vòng, hai vòng, con gái buông tay. Xe vẫn bon nhẹ nhàng. Một vòng tròn, hai vòng tròn, nhiều vòng tròn. Mọi người khuyến khích bà vòng số tám, vỗ tay hoan hô. Thuận tay lái rồi bà cho xe ra đường. Nông thôn đổi mới đường làng bê tông hóa rộng rãi phẳng lỳ, xe bon bon nhẹ nhàng êm ái. Thuận tay lái bà băng ra đường xã, thẳng lên cầu Hiệp. Xe xuống dốc lao nhanh vun vút. Bà phát hoảng nhưng chỉ ít phút sau đường bằng, xe lại chạy bình thường. Thẳng đường mà tiến, đã đến thị trấn Quỳnh Côi, huyện đây rồi. Làng thầy đây rồi. Bà ly cho xe vào trong sân vừa lúc hết điện xe khựng lại. Thấy bà Ly, mọi người mừng rỡ hoan hỉ. Thầy Kỳ cũng dừng tay ra sân. Bà Ly vội nắm bàn tay thầy. Bàn tay thương tật của thầy chỉ còn hai ngón. Bà Ly áp mặt vào bàn tay thầy, nước mắt nóng hổi trào ra. Bà nghẹn ngào không nói nên lời. Các cháu sinh viên chũa cận ở nhà thầy giúp bà nạp điện hướng dẫn tăng giảm ga... Chiều muộn, bà Ly chào thầy, chào mọi người ra về. Ra cổng bà dừng xe, quay lại vẫy tay chào rồi mới tăng ga. 

Bà Ly bị bại liệt năm 21 tuổi nay bà đã 63, tính ra đã 42 năm tật nguyền. Nhờ diện chẩn bà khỏi bệnh mỹ mãn. Việc bà phóng xe như bay trên cầu Hiệp là chuyện lạ, kỳ lạ, giống như chuyện cổ tích. Vậy thầy Kỳ đã chữa bệnh cho bà Ly như thế nào? Đây là vấn đề chuyên môn kỹ thuật, việc này chỉ có thầy Kỳ hoặc các bạn đồng nghiệp diện chẩn của thầy trình bày mới thấu lý đạt tình. Tôi người viết câu chuyện này vốn là kỹ sư cơ điện bị đau đầu gối thuốc tây thuốc bắc chữa mãi không khỏi phải vào nhà thầy nhờ diện chẩn, thế mới có cơ hội tìm hiểu câu chuyện của bà Ly. Tôi vô cùng cảm phục và ngưỡng mộ phương pháp diện chẩn điều khiển liệu pháp của giáo sư tiến sĩ khoa học Bùi Quốc Châu, vô cùng cảm phục bàn tay vàng của lương y Nguyễn Đăng Kỳ và cũng rất cảm phục ý chí nghị lực quyết tâm chữa bệnh của bà Ly. Rất xúc động, tôi xin viết tặng bài thơ:

BAY TRÊN CẦU HIỆP

Tính ra đã bốn hai năm
Ngày em hăm mốt trăng rằm tròn gương
Em như hoa thăm trong vườn
Trai làng lắm gã vấn vương tơ lòng

Bỗng dung đất lở trời long
Bị tai biến não má hồng em nhăn
Chặn đường lấp lối vào xuân
Bán thân bất toại muôn phần xót xa

Dần dà tháng lại ngày qua
Anh em đùm bọc nguôi ngoa nỗi niềm
Trời kia chẳng lấp đường duyên
Người cùng cảnh ngộ láng giềng cảm thông

Chúng em nên vợ nên chồng
Một trai hai gái phúc hồng trời ban
Nghe tin diện chẩn lên trang
Em tìm đến tận xóm làng lương y

Hai tháng liệu pháp diệu kỳ
Em lành lặn lại bước đi nhẹ nhàng
Đường xa chẳng ngại quan san
Em phi xe điện để sang thăm thầy
Tình xâu nghĩa nặng ơn dày
Ghi lòng tạc dạ chẳng ngày nào quên.

Kỹ sư Vũ Lập Cự
Số nhà 110 – Khu 4 phố cầu Tây thị trấn Quỳnh Côi Thái Bình
ĐIện thoại: 0385 290 580
Số Điện thoại thầy Kỳ: 0984 552 715