In bài này

Tư liệu -37- Bệnh về mắt

 Lương y Tạ Minh

7.1. ĐAU MẮT ĐỎ CẤP TÍNH (Viêm kết mạc mắt)

            Có hai thể hàn và nhiệt. Hàn thì day dầu hoặc hơ hoặc dán cao Tiêu viêm, phản chiếu mắt ở mặt. Nhiệt thì áp lạnh Tiêu viêm, phản chiếu mắt ở mu bàn tay và mu bàn chân, môi.

7.2. THOÁI HÓA THẦN KINH THỊ GIÁC, THOÁI HÓA VÕNG MẠC

            Hai bệnh này về cơ bản có cách chữa giống nhau. Là loại bệnh thuộc nội chướng trong Nhãn Khoa của Đông y. Nếu thuộc bạch, thanh (thật ra là màu lam) hay hoàng chướng thì còn dễ trị. Nếu thuộc xích chướng thì rất khó trị. Nếu thuộc Hắc chướng thì không còn trị được. Xét theo triệu chứng thì bệnh nhân cảm thấy trước mắt mình như có một màn khói trắng (bạch chướng), khói lam (thanh chướng), khói vàng (hoàng chướng), khói đỏ (xích chướng) hay một màn đen tối mịt (hắc chướng). Hắc chướng bất trị vì lúc này các tế bào thần kinh đã chết hẳn không còn khả năng tiếp thụ ánh sáng nữa. Có trường hợp bệnh nhân chỉ thấy màn khói xuất hiện ở một vài điểm hay vùng hay một góc nào đó trong mắt (một phần trong thị trường của bệnh nhân).
            Điều trị: day vaseline Bộ Bổ Âm Huyết, cào vaseline phản chiếu mắt của đồ hình Âm (vùng huyệt 197, 421). Phác đồ này chỉ mới được ứng dụng thành công với Bạch chướng và Thanh chướng.

7.3. TĂNG NHÃN ÁP (Glaucome, Cườm nước)

            Đau đầu và nhức mắt xuất hiện cùng lúc với giảm thị lực. Khi bị tăng nhãn áp một bên thì triệu chứng y hệt như Thiên đầu thống (migrain). Hãy nghĩ ngay đến tăng nhãn áp khi xuất hiện bốn triệu chứng cùng lúc: nhức đầu, nhức mắt, buồn nôn (ói), giảm thị lực. Tuy nhiên muốn chính xác cần đo nhãn áp ở chuyên khoa mắt. Với những bệnh nhân nghèo không đi đo được ta có thể dò theo bộ huyệt sau đây. Điều trị: chẩn đoán hàn nhiệt xong, chọn kỹ thuật thích hợp.
            Phác đồ: 324, 131, 41 (437), 235, 290, 184, 16, 34, 199.
            LƯU Ý: huyệt 199 là trung điểm của huyệt 421 và 197, huyệt 131 này chính là huyệt Ngư Vỹ của Thể Châm (hình huyệt hiện nay vẽ sai vị trí của 131, vị trí của nó bị thay thế bằng huyệt số 24???!!! Đây là một trục trặc trong việc điều hành chuyên môn của nhóm nghiên cứu DC-ĐKLP sau năm 1996!!).

7.4. ĐỤC THỦY TINH THỂ (đục nhân mắt, đục pha lê thể, cườm khô, cườm đá)

            Loại bệnh này có đặc điểm là sau mỗi lần điều trị thì bệnh nhân cảm thấy mắt sáng hẳn lên - chừng hai tiếng đồng hồ. Khiến chúng ta lẫn bệnh nhân hồ hởi nhưng thật ra kết quả cuối cùng là con số không. Hiện nay tôi vẫn còn đang nghiên cứu thêm về bệnh này. Vì trên nguyên tắc đã đúng ngọn mà chưa đúng gốc.

7.5. LÉ MẮT

            Không trị được nếu là bệnh bẩm sinh. Trị được do bệnh, chẩn đoán hàn nhiệt tổng thể và hàn nhiệt cục bộ mắt. Khám tìm cơ điều khiển mắt bị bệnh. Hoặc do bên này yếu (hay liệt) hoặc do bên kia bị co rút. Điều trị theo cơ chế đã tìm thấy.

7.6. CHẢY NƯỚC MẮT SỐNG

            Có 2 trường hợp, một là do tuyến lệ hoạt động quá mạnh, hai là do tuyến thoát lệ bế tắc. Cả hai đều có nguyên nhân do đang viêm hoặc di chứng của viêm. Viêm có thể do nhiễm trùng cũng có thể do chức năng. Chẩn đoán nguyên nhân gây viêm để có phương thức phù hợp. Điều trị: dùng bộ Tiêu viêm, phản chiếu bộ phận bị viêm, tắc.

7.7. CẬN THỊ

7.8. GIẢM THỊ LỰC

            Chẩn đoán và điều chỉnh tổng trạng, phản chiếu mắt. Có kết quả tốt với điều kiện không do tuổi già.

7.9. CHẮP MẮT (Lẹo mắt)

            Dán bộ Tiêu viêm, phản chiếu mụt lẹo. Nếu mụt chưa mưng mủ thì mụt sẽ tiêu, nếu mụt đã mưng mủ thì sẽ vỡ mủ và tiêu sau đó.

7.10. SỤP MI MẮT

            Day dầu Bổ trung, 1 đến 26, hơ phản chiếu mắt Đồ hình Âm, có thể hơ thêm theo các sinh huyệt vùng cung mày. Tối đa 3 ngày điều trị không thấy hiệu quả thì nên day thêm bộ Tiêu viêm khử ứ. Tuy nhiên đây là một bệnh có khá nhiều nguyên nhân phức tạp, tôi chưa gặp hết mọi trường hợp. Phác đồ này chỉ chữa ngọn mà thôi.

7.11. GIẬT MI MẮT

            Nếu mớí giật, giật nhịp thưa (máy mắt): day dầu bộ Bổ trung, Tiêu viêm, phản chiếu mắt, các huyệt quanh ổ mắt. Nếu bị giật mạnh và nhịp độ nhanh đến mức nhắm hẳn lại thì rất khó trị, chỉ giảm sau mỗi đợt điều trị chứ không khỏi hẵn vì do virus làm hỏng dây thần kinh điều khiển mi mắt.
In bài này

Tư liệu -35- Bệnh hệ tim mạch

 SƠ LƯỢC VỀ HỆ TIM MẠCH

 Lương y Tạ Minh.
 
            Quả tim là cơ quan có chức năng tạo một lưu lượng máu lưu thông cho toàn cơ thể, là một máy bơm máu đi và hút máu về. Gồm:
-                    Tâm nhĩ phải: hút máu đen từ tĩnh mạch chủ đổ về thông qua van tĩnh mạch chủ bằng cách giãn nở (tâm trương). Co bóp (tâm thu) để đưa máu đen xuống tâm thất phải thông qua van 3 lá.
-                    Tâm thất phải: hút máu đen từ tâm nhĩ phải bằng cách giãn nở (tâm trương) rồi co bóp (tâm thu) tống máu đen lên phổi thông qua van động mạch phổi.
-                    Tâm nhĩ trái: giãn để hút máu đỏ từ phổi về thông qua van tĩnh mạch phổi. Rồi co bóp tống máu đỏ xuống thất trái thông qua van 2 lá.
-                    Tâm thất trái: nở để hút máu đỏ từ nhĩ trái về rồi co để tống máu đỏ ra động mạch chủ thông qua van động mạch chủ.
-                    Tim được nuôi dưỡng bằng một hệ thống mạch máu dành riêng cho nó gọi là mạch vành. Mạch vành tim trái có số lượng nhiều gấp bội lần bên tim phải.
-                    Các động và tĩnh mạch là các ống dẫn để máu lưu thông.
-                    Máu đỏ từ tim theo động mạch chủ chảy ra các động mạch rồi các tiểu động mạch và các vi mạch (còn gọi là mao mạch) đến các cơ quan, tế bào. Máu đen từ các tế bào, cơ quan đổ về các vi tĩnh mạch, dồn về các tiểu tĩnh mạch, về các tĩnh mạch rồi dồn về tĩnh mạch chủ, về tim. Gọi chung là vòng đại tuần hoàn.
-                    Động mạch phổi dẫn máu đen từ tâm thất phải lên phổi. Tại phổi, máu nhả carbonic và nhận oxy để chuyển từ đen sang đỏ. Tĩnh mạch phổi dẫn máu đỏ từ phổi về tâm nhĩ trái. Gọi chung là vòng tiểu tuần hoàn.

PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP 

            Theo nguyên tắc, đo HA luôn cần ống nghe để nghe tiếng mạch đập. Nhưng trong thực tế tôi không dùng ống nghe mà chỉ theo dõi trạng thái hoạt động của kim mà phát hiện một số chức năng khác của huyết áp kế ngoài trị số tâm thu và tâm trương:
-                    Kim khựng lại ≥ 5 nhịp trước khi giật lui: ít nhất cũng bị thiểu năng vành, thường là thiếu máu cơ tim nếu chất lưỡi nhạt tới trắng.
-                    Kim giật lui ngắn một đoạn rồi giật lui dài hơn: có hở val 2 lá, nhiều hay ít tùy mức độ chênh lệch của 2 trạng thái ngắn và dài.
-                    Trị số tâm trương ≤ 50: hở val động mạch chủ.
-                    Kim giật lui ngắn ≤ 2 mmHg (một nấc nhỏ trên mặt đồng hồ HA kế): trương lực tim yếu. Dương hư nếu có sợ lạnh. Nếu không sợ lạnh là tâm khí suy.
-                    Kim giật lui dài ≥ 4 mmHg (2 nấc nhỏ trên mặt HA kế): trương lực tim mạnh, máu loãng (thành phần đặc và lỏng của máu không đúng tỉ lệ: huyết tương nhiều hơn huyết cầu). Âm hư nếu sợ nóng, tâm khí thịnh nếu không sợ nóng. Kiểu giật lui kim này thường gặp trong bệnh Đường huyết hay Lipid huyết, và các trường hợp có sốt cao.
-                    Kim giật lui nhanh: máu loãng.
-                    Kim giật lui chậm: máu đặc (huyết tương thiếu, huyết cầu dư), hoặc có lipid huyết.
-                    Kim giật lui lúc nhanh lúc chậm hay lúc dài lúc ngắn hay có lúc bỏ nhịp: rối loạn thần kinh tim.
-                    Kim giật lui khoảng 3 – 4 mmHg: trương lực tim bình thường, Âm Dương tương đối cân bằng.
TP. Hồ Chí Minh, 1995. 

BỆNH HỆ TIM MẠCH

 Lương y Tạ Minh.
 
            Bệnh thuộc hệ tim mạch đa số là loại bệnh có mức độ gây nguy hiểm cao cho sức khỏe và tính mạng. Sau đây là những bệnh thường gặp mà tôi đã có thành công phần nào trong hệ bệnh này.

6.1. RỐI LOẠN THẦN KINH TIM

            Là tên gọi chung của các triệu chứng rối loạn nhịp tim (tim bỏ nhịp, tim đập lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu, tim đập nhanh hay chậm đều nhưng quá mức bình thường): điều chỉnh tổng trạng, cào phản chiếu tim, phản chiếu các nút thần kinh tim và mạng Purkinge.

6.2. THIỂU NĂNG MẠCH VÀNH

            Nếu nặng còn có tên gọi là Thiếu máu cơ tim: có những cơn nặng ngực khó thở, đau thắt ngực có khi lan lên đầu cổ và ra tay. Triệu chứng thường chỉ xuất hiện vài phút rồi tự biến mất, thường xuất hiện khi gắng sức, khi xúc động hay khi nhiễm lạnh. Lưỡi rất nhạt. Nguyên nhân do mạch vành bị co thắt hoặc bít hẹp vì máu đông hay mảng xơ vữa, cũng có thể do u bướu. Điều chỉnh tổng trạng, Tiêu viêm khử ứ, phản chiếu tim, phản chiếu mạch vành (có 6 tuyến phản chiếu mạch vành: từ 0 vòng lên 130 vào 65, từ 0 vào 73, từ 0 vào 61, từ 0 vào 7, từ 0 xéo xuống 29, từ 0 xéo xuống 347).

6.3. NHỒI MÁU CƠ TIM

            Đây là tình trạng nặng đột xuất của thiếu máu cơ tim. Đau dữ dội vùng ngực, vã mồ hôi nóng, huyết áp cao đột ngột (HA tâm thu trên 170). Thuộc diện cấp cứu tại bệnh viện.

6.4. HUYẾT ÁP THẤP

            Là một bệnh chứng còn nhiều bí ẩn về cơ chế và nguyên nhân gây bệnh. Tuy cũng có thành công nhưng không chắc chắn như các bệnh khác. Vẫn lấy điều chỉnh tổng thể làm chủ.

6.5. HUYẾT ÁP CAO

            Là triệu chứng của một bệnh nào đó trong cơ thể. Phải tìm cho ra căn bệnh gốc này. Chữa bệnh gốc xong thì HA tự hạ và ổn định lâu dài. Trong thời gian chưa tìm ra gốc bệnh HA luôn dao động cao, cho nên cần duy trì thuốc hạ áp cho đến khi HA bắt đầu hạ ổn định 2 tuần liên tiếp thì giảm liều thuốc HA, cứ thế cho đến khi HA trở về mức bình thường, lúc này thử bỏ thuốc, nếu ổn định suốt 2 tuần liên tiếp thì có thể bỏ hẳn thuốc HA. Tuy vậy có nhiều ca không thể bỏ thuốc hạ áp được mà phải uống một liều thấp nhất thích hợp đến suốt đời. Các bạn không nên chủ quan với loại bệnh này như chủ trương của một số thầy khác, vì có thể gây hại không cứu vãn được cho bệnh nhân.
            Có hai trường hợp tổng quát về tăng HA. Huyết áp cao Âm chứng và Dương chứng. Trong cắt cơn tăng HA, dùng bộ Thăng khi HA cao Âm chứng, dùng bộ Giáng khi HA cao Dương chứng. Trong điều trị, điều chỉnh tổng trạng làm chủ lực. Tìm thêm tạng phủ có bệnh và điều chỉnh tạng phủ này. Tìm hiểu cơ chế gây bệnh cho tạng phủ như viêm – tắc mạch – xơ hóa – vôi hóa (sỏi)……v.v.. khiến tạng phủ mất hay giảm chức năng. Đôi khi tăng HA chỉ do tắc mạch một nơi nào đó trong cơ thể, thường xảy ra ở vùng cổ gáy hay vùng đầu (mạch cảnh hay mạch nền sọ), lúc này HA hai tay sẽ chênh lệch rõ ràng, thông mạch là xong.

6.6. RỐI LOẠN TUẦN HOÀN NÃO

            Nặng đầu kèm choáng váng, tăng ở tư thế đứng, không thay đổi ở tư thế nằm khi trở mình. HA bình thường hoặc thấp. Điều trị: day dầu hay hơ có dầu Bộ Thăng, phản chiếu đầu (hàn chứng: thiểu năng tuần hoàn não). Day vaseline bộ Giáng, phản chiếu đầu (nhiệt chứng: huyết vùng đầu không thông, chưa phải là huyết ứ). Muốn khỏi bệnh lâu dài cần điều chỉnh tổng trạng.

6.7. RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

            Chóng mặt, tăng khi thay đổi tư thế nhất là khi nằm trở mình. Huyết áp bình thường. Điều trị: day dầu hoặc hơ có dầu Bộ Thăng, phản chiếu đầu. Nhận xét: thông qua việc điều trị hai bệnh chứng này, tôi cho rằng rối loạn tiền đình là một dạng thiểu năng tuần hoàn não dạng đặc biệt chỉ xảy ra ở vùng Tiền đình. Đông y gọi bệnh thứ 6 và thứ 7 này là Huyễn vựng.

6.8. HỞ VÀ HẸP VAL TIM

            Bệnh val tim có 2 loại: bệnh chức năng (do thần kinh hoặc những nguyên nhân khác) và bệnh tổn thương thực thể (xơ hóa thường do thấp tim gây di chứng, bệnh tim bẩm sinh như thông nhĩ…). Chúng ta chỉ nên nhận điều trị những trường hợp bệnh lý chức năng. Chẩn đoán hàn nhiệt, phản chiếu val tim. Val tĩnh mạch chủ: vùng huyệt 129 +. Val động mạch phổi: vùng 60 +. Val 3 lá: vùng 73 + và toàn bộ nửa mặt bên phải từ tuyến VI trở xuống. Val động mạch chủ: vùng 60 -. Val tĩnh mạch phổi: vùng 129 -. Val 2 lá: vùng 73 – và toàn bộ mặt bên trái từ tuyến VI trở xuống.

 6.9. TÂM DƯƠNG HƯ

            Hơ có dầu 19, nếu không hiệu quả thì hơ có dầu Bổ trung hay Thăng, 189. Triệu chứng: huyết áp âm chứng, không sợ lạnh, không làm việc được.

6.10. TÂM KHÍ HƯ

            Day vaseline 19. Nếu không hiệu quả thì dùng bộ Thăng, 189. Triệu chứng: huyết áp âm chứng, không sợ lạnh, làm việc nhẹ bình thường, làm việc nặng thì mệt.
Kiêng cữ: nói chung cần tránh những thay đổi đột ngột về môi trường sống, thời tiết, nhiệt độ, ăn uống. Không nên để bị cảm hay thương thực, những bức xúc tình cảm vui lẫn buồn cao độ. Và kiêng các thức ăn theo cơ chế gây bệnh trong đó LẠNH và CHUA là quan trọng hàng đầu vì hai vị này luôn làm co mạch, co cân cơ.
TP. Hồ Chí Minh, 1997.
In bài này

Tư liệu -34- Bệnh hệ thần kinh

 Lương y Tạ Minh

5.1. MẤT NGỦ

            Là triệu chứng của một bệnh nào đó. Vì thế cần chẩn đoán tổng trạng, lưu ý đến yếu tố tinh thần.
-                    Về tinh thần thì bộ An thần (124, 34, 106, 26) là chủ lực. Nếu thuộc dạng hưng phấn ta thêm 3 + -, 222 + -, 156 + -, 87. Nếu thuộc dạng trầm cảm (và suy nhược thần kinh) ta thêm: bộ Thăng, 107, 175, 342, 340.
-                    Về thể chất thì điều chỉnh tổng trạng là chính.
-                    Đối với những trường hợp mất ngủ có quy luật. Ta dùng các quy luật về Kinh khí và Thiên khí đã biết để điều chỉnh.
-                    Đặc biệt có một loại mất ngủ không điều trị được là mất ngủ lâu năm nhưng không hề ảnh hưởng rõ rệt gì tới tổng trạng cả???? Bệnh nhân vẫn ăn uống sinh hoạt gần như bình thường, không hề giảm cân gầy mòn gì, khả năng làm việc trí óc vẫn tốt. Loại này khó trị.

5.2. SUY NHƯỢC THẦN KINH 

            Vùng đầu có cảm giác khó chịu cho tới đau khi phải vận dụng trí óc. Khi bệnh nặng có thể gây mất ngủ. Giai đoạn đầu dán bộ Thăng, 124, 34, 340, 175, 107. Giai đoạn sau có thể day dầu.

5.3. CUỒNG

            Là một thể bệnh tâm thần thuộc loại hưng phấn, bệnh nhân rất hung dữ. Nhưng nếu bệnh nhân còn có thể kềm chế không hành hung thì có thể trị được, ở đây theo Tây y là rất nhẹ, tuy nhiên nếu không điều trị đúng mức thì có thể nặng thêm về sau. Bộ Giáng làm chủ lực trong giai đoạn đầu. Bộ Bổ Âm huyết trong giai đoạn sau khi khỏi bệnh. Vì hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này đều có tình trạng Âm hư.

5.4. ĐIÊN

            Là thể bệnh tâm thần trầm cảm, thuộc loại hiền lành không nói năng đụng chạm tới ai. Bộ Thăng làm chủ lực. Có thể thêm 106, 107, 175, 342, 340.

5.5. VIÊM THẦN KINH V

            Triệu chứng: đau rát, nóng một vùng hay toàn bộ một bên mặt. Đau tăng khi có sự va chạm vào da mặt, khó thể đánh răng rửa mặt. Có khi chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng làm đau tăng lên. Điều trị: áp lạnh Tiêu viêm, phản chiếu mặt ở mu bàn tay bàn chân. Cần điều chỉnh tổng trạng khi đã giảm triệu chứng bệnh.

5.6. LIỆT MẶT

            Còn gọi là Liệt thần kinh VII. Bệnh này đa số là một dạng tai biến nhẹ nên cách điều trị cũng là phác đồ điều trị Tai biến mạch máu não (ngay lúc mới bị bệnh, nửa mặt bên liệt luôn luôn lạnh hơn bên lành). Cần tác động thêm cơ mặt bên liệt. Tuy nhiên cũng có trường hợp liệt mặt do virus tấn công làm tổn thương dây thần kinh VII (nửa mặt bên liệt nóng hơn bên lành). Trường hợp này thì nên dùng bộ Tiêu viêm, phản chiếu dây thần kinh VII. Loại này kết quả rất hạn chế vì một số dây thần kinh đã bị virus phá hỏng.
In bài này

Tư liệu -36- Bệnh hệ vận động

 Lương y Tạ Minh.

 4.1. ĐAU GÁY VAI

            Gáy vai thường đau dột ngột sau một giấc ngủ. Nếu là lần đầu tiên hoặc lâu lâu (vài năm) mới bị một lần thì đa số là do nhiễm lạnh trong khi ngủ. Dùng giải pháp làm ấm cơ thể bằng day dầu hay hơ có dầu bộ Bổ trung hay bộ Thăng, phản chiếu hoặc đồng ứng gáy vai. Thông thường chỉ trị một lần là khỏi hẳn ngay tại chỗ. Nếu không khỏi hẳn ta điều trị tiếp như sau:
-                    Đau khi cúi đầu hoặc quay đầu qua bên này thì đau bên kia: hơ có dầu đồng ứng gáy ở cổ tay và cổ chân.
-                    Đau khi ngửa đầu hoặc quay đầu qua bên nào thì đau bên đó: dán salonpas bộ Tiêu viêm, phản chiếu gáy theo Đồ hình Dương.
Nếu là trường hợp thường xuyên, nhiều lần trong năm thì có thể có thoái hóa vùng cột sống cổ và cột sống lưng trên (đoạn từ D1 đến D4-5). Xem phần Thoái hóa cột sống.

4.2. ĐAU KHỚP VAI, KẸT KHỚP VAI

            Khớp vai bị đau đến mức không thể đưa tay lên chải tóc hay ngoặc tay ra sau lưng được. Tây y gọi là viêm chu vai (viêm quanh vai). Lần đầu nên hơ xoa dầu bộ Thăng, Tiêu viêm, phản chiếu khớp vai Đồ hình Dương, Âm, Trắc diện, Vỏ não. Sấy có dầu tại khớp vai và quanh khớp. Các ngày sau chỉ cần day dầu bộ Tiêu viêm, phản chiếu khớp, sấy dầu tại khớp. Tuy nhiên việc duy trì bộ Thăng và hơ ngải cứu bao nhiêu ngày là tùy thể trạng bệnh nhân mà quyết định cho phù hợp, đề phòng sự quá liều về ngải cứu. Đây là một bệnh cấp nhưng lại mang tính chất của bệnh mạn tính, do đó nên điều trị theo dạng mạn tính. Bệnh nhân cần tập quay tay vòng tròn quanh khớp thì mới mau khỏi bệnh, khi quay cần thẳng tay chứ không cong.

4.3. ĐAU LƯNG

            Hầu hết mọi trường hợp đau lưng nếu không do chấn thương viêm tấy thì đều do có trục trặc ở các khớp đốt sống hay chính các đốt sống. Với bệnh lý của chính đốt sống thì ta có gãy, vỡ, xẹp là những bệnh lý không thể điều trị được (cần phẫu thuật thay đốt sống giả). Các bệnh lý cột sống có thể điều trị:
-                    Trượt đốt sống: đau lưng kèm tê và yếu chân khi đứng và đi lâu, mất triệu chứng khi nằm lâu. Chỉ điều trị được khi rất nhẹ, theo kinh nghiệm những ca bệnh tôi đã điều trị thì khoảng 1/8 là còn trị được, ít hơn “trượt đốt sống độ 1” của Tây y, cần chụp X quang nơi bị đau, thường xảy ra ở vùng L4-L5 và L5-S1. Điều trị: chẩn đoán hàn nhiệt, day Bổ trung với kỹ thuật thích hợp, phản chiếu. Bắt buộc bệnh nhân mang đai lưng để cố định cột sống. Hạn chế đi đứng, tuyệt đối không mang vác cái gì.
-                    Viêm khớp đốt sống: đau trong mọi tư thế. Chẩn đoán hàn nhiệt rồi chọn phương án thích hợp. Hàn thì làm ấm, Tiêu viêm, phản chiếu. Nhiệt thì chỉ Tiêu viêm, phản chiếu. Kiêng lạnh, chua, gà, mắm, nếp.
-                    Thoái hóa đĩa đệm (xơ, cứng, xẹp, hẹp): Xơ cứng thì đau nhiều khi chuyển động sau khi nằm yên lâu, như thức giấc sau khi ngủ dậy; hoạt động một lúc thì giảm dần nhưng không hết hẳn. Xẹp hay hẹp chỉ đau nhiều khi ngồi đứng, nằm thì đau giảm. Đau nhiều khi mang vác nặng, càng lúc càng tăng. Day Bổ Âm huyết, phản chiếu. Hạn chế đi đứng nhiều, tuyệt đối không mang vác bất cứ cái gì. Nên nằm nhiều hơn ngồi, đứng. Nên tập các động tác làm dẻo lưng.
-                    Thoát vị đĩa đệm: với Tây y đây cũng thuộc thoái hóa đĩa đệm. Triệu chứng đặc trưng là khi đau khi không, không có quy luật. Day dầu Bổ trung, phản chiếu. Kiêng chua lạnh, phải mang đai lưng. Tuy nhiên chỉ điều trị được những trường hợp rất nhẹ, chưa đánh giá được mức độ nào là còn chữa được vì X quang không chẩn đoán được. Với CT hay MRI thì chưa đủ số ca bệnh để kết luận.
-                    Thoái hóa cột sống: là một từ chỉ chung những thay đổi thực thể của cột sống: vôi hóa đốt sống (gai cột sống), xẹp đốt sống. Chỉ điều trị được vôi hóa cột sống. Đau nhiều thì day Bổ trung với dầu, phản chiếu. Sau khi giảm đau nhiều mà không khỏi hẳn thì chuyển qua day vaseline bộ Bổ Âm huyết, phản chiếu. Bệnh này điều trị lâu, kết quả chậm chạp và có khi không khỏi hẳn mà thành công có mức độ. Chú thích: có nhiều anh chị em điều trị thấy bệnh nhân hết đau hẳn thì cho rằng trị khỏi, nhưng thật ra là chỉ trị được sự viêm phần mềm quanh gai mà thôi chứ gai thì không giảm tí nào. Tuy nhiên có nhiều trường hợp gai biến mất là do may mắn có lẽ vì chất liệu cấu tạo gai mềm dễ tan rã, điều này có thực nhưng chưa biết chắc chắn nhờ đâu mà điểm vôi hóa mất hẳn - trường hợp này khá ít ỏi.

4.4. ĐAU THẦN KINH TỌA

            Đau chân kèm có cảm giác khó chịu vùng thắt lưng hay vùng mông (đây là điểm khác biệt với đau chân do tắc mạch) vì đau thần kinh tọa luôn có gốc bệnh lý ở vùng cột sống, vùng khớp cùng-chậu hay vùng khớp chậu-đùi. Khám tại chỗ vùng thắt lưng, cùng-chậu, chậu-đùi để tìm gốc bệnh. Do đó chỉ cần điều trị tập trung vào vùng gốc bệnh, không nên điều trị vào vùng chân (dù kết quả rất nhanh) vì khi mất triệu chứng đau chân bệnh nhân sẽ ngưng điều trị, và sau đó sẽ tái phát nhanh vì vùng gốc của bệnh chưa điều trị xong. Chẩn đoán hàn nhiệt, chọn kỹ thuật thích hợp, dùng bộ Tiêu viêm, phản chiếu và tác động thêm tại chỗ. LƯU Ý: vì là bệnh lý của xương khớp nên cần chẩn đoán thêm đau do nguyên nhân cơ chế nào (viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương gây biến dạng xương, thoái hóa đĩa đệm…) để có tiên lượng và phương án thích hợp.

4.5. BONG GÂN

            Dùng bộ Tiêu viêm khử ứ phản chiếu.

4.6. LIỆT MỘT CƠ PHẬN NÀO ĐÓ 

            Dùng bộ huyệt Liệt do tai biến mạch máu não và Chấn thương sọ não vì đây là do tổn thương khu trú tại não do vỡ mạch hay tắc mạch. Nếu bệnh nhân bị sốt cao trước hoặc trong khi liệt diễn tiến thì lại do siêu vi tấn công vào hệ thần kinh. Trường hợp này khó tìm phản chiếu, nên chẩn đoán hàn nhiệt, chọn kỹ thuật và phác đồ điều chỉnh tổng thể tương ứng, Tiêu viêm, phản chiếu não tủy và toàn thể cơ phận liệt. Thí dụ: liệt một cánh tay (hoặc bàn tay hoặc một vài ngón tay) thì phản chiếu ở đây sẽ là vùng đầu, cột sống cổ dài đến CS lưng trên (vùng D1 – D5), cánh tay bàn tay kể cả các ngón.

4.7. THẤP KHỚP 

            Đau, sưng, đỏ tại khớp. Nóng nhiều là nhiệt, âm ấm là hàn. Dùng bộ Tiêu viêm – Lọc thấp - phản chiếu – tại chỗ (kích thích quanh khớp), kỹ thuật thì theo hàn nhiệt mà chọn. Với hơ ngải cứu (hàn chứng) thì mỗi huyệt chỉ nên hơ kích nóng một lần, không nên hơ nhiều có hại về sau. Với nhiệt chứng thì nên lăn gai.
LƯU Ý: cần cảnh giác với bệnh Thấp tim là một thể đặc biệt của thấp khớp, có nhiễm trùng cho nên điều trị theo Tây y tốt hơn, ta chỉ nên hỗ trợ. Triệu chứng: thuở nhỏ hay bị viêm họng, sưng -nóng - đỏ - đau tại khớp, sốt từ 380C trở lên, nhịp tim nhanh dù sốt hay không, có thể có rối loạn nhịp tim. Tự khỏi dù không điều trị gì cả, khi khỏi không để lại dấu vết gì. Tái đi tái lại nhiều lần.

4.8. THOÁI HÓA KHỚP 

            Triệu chứng đặc trưng là càng vận động cho khớp thì khớp càng đau. Nghỉ thì giảm. Loại này ta chỉ chữa triệu chứng giảm đau, không thể trị dứt được vì khớp đã hư hỏng. Dặn dò bệnh nhân không nên tập nặng cho khớp, không mang vác bất cứ cái gì. Điều trị: Bổ Âm huyết, Tiêu viêm, phản chiếu, khai thông tại khớp.
            Đây chỉ là những bệnh điển hình thường gặp và có phương cách điều trị hơi đặc biệt.Tất cả những trường hợp còn lại đều theo cách điều trị tổng quát: chẩn đoán tổng thể, chẩn đoán nguyên nhân cơ chế bệnh, phản chiếu. Điều trị đáp ứng theo các yếu tố vừa tìm được.
TP. Hồ Chí Minh, 1993.
In bài này

Tư liệu -33- Bệnh hệ tiêu hóa

 Lương y Tạ Minh

3.1. NUỐT NGHẸN

            Nuốt vào khó khăn, thậm chí không nuốt thức ăn thức uống xuống được. Đây là có trở ngại vùng từ cổ họng đến cuối thực quản. Thường gặp do có một đoạn thực quản bị co thắt (do lạnh, do kích xúc thần kinh, do có tổn thương, do thiếu dinh dưỡng cục bộ, có thể do hỗn hợp), cũng có thể do có khối u trong hay ngoài thực quản chèn ép. Cũng có thể do val Tâm vị không mở, nguyên nhân cũng có nhiều. Khi chẩn đoán cần tìm cho ra nguyên nhân cụ thể, kết hợp với nội soi càng tốt. Điều trị: điều chỉnh tổng trạng, trị theo cơ chế, phản chiếu nơi có bệnh (cần dò sinh huyệt dọc từ 312 đến 61 -).

3.2. ĂN VÀO ÓI RA

            Thường do hàn tà ở Vị, điều trị: làm ấm dạ dày. Cũng có khi do dạ dày bị viêm loét, thức ăn cọ xát kích thích làm ói, điều trị: theo cơ chế. Cần kết hợp với Tây y. Triệu chứng này cũng thường gặp trong bệnh viêm họng ở trẻ em. Khác nhau ở chỗ viêm họng thì ăn vào là ói ngay không hoàn tất được bữa ăn, còn nếu do Vị hàn thì ăn xong một lúc sau mới ói.

3.3. ĂN KHÔNG TIÊU

            Có nhiều cơ chế:
-                    Do dạ dày không co bóp hay co bóp yếu: thức ăn bị lên men chua nên sẽ có ợ chua, vừa đau vừa tức vùng thượng vị. Điều trị: day dầu Bổ trung, phản chiếu dạ dày.
-                    Do dạ dày không tiết dịch vị: đau tức và xót xa bào bọt trong dạ dày càng lúc càng tăng; điều trị: dùng bộ Bổ Âm huyết và phản chiếu dạ dày, hoặc uống nước dừa tươi một cách chậm rãi cho đến khi thấy hết xót xa thì ngưng, thường chỉ cần chừng ½ ly lớn. Do dịch vị dạ dày không đủ thành phần: chỉ đau tức mà không xót xa bào bọt; điều trị: dùng bộ Bổ Âm huyết, phản chiếu dạ dày.
-                    Do Tiểu trường bị lạnh: dạ dày tức nhiều hơn đau, nhịn ăn thì giảm tức, không ợ hoặc ợ hôi. Còn hai trường hợp trên thì dù nhịn ăn vẫn không giảm đau tức có khi còn tăng lên. Điều trị: làm ấm Tiểu trường.
LƯU Ý: nếu dùng các giải pháp nêu trên mà không hiệu quả thì có thể có tổn thương thực thể như viêm loét, u bướu.

  3.4. ĐAU BAO TỬ

            Có hai dạng chính thường gặp là viêm và loét hoặc viêm lẫn loét. Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất là nội soi. Dựa vào lâm sàng, có các bệnh sau:
-                    Viêm bao tử do lạnh: thường lên cơn đau về đêm khoảng 23g đến 3 giờ, khi đau hay ứa nước miếng (nước giải) lạt hoặc hơi mặn. Hơ xức dầu phản chiếu dạ dày. Cữ ăn uống lạnh.
-                    Loét dạ dày: đau tăng khi đói, cũng có lúc ăn xong đau hơn có thể gây ói. Cắt cơn đau bằng vaseline hay nước đá. Nên trị theo Tây y công thức của Úc. Cữ chua tuyệt đối đến suốt đời thì mới không tái phát, tuy nhiên, thỉnh thoảng có thể dùng một lần với nồng độ thấp. Hoặc tốt nhất là dùng vitamin C loại tan trong ruột để bổ sung vit. C cho cơ thể có thể bị thiếu do cữ chua. Nhưng theo tôi ở Việt Nam và các xứ nhiệt đới rất dồi dào rau quả nên khó thiếu vitamin C khi ta ăn uống với một chế độ hợp lý: không ăn uống thức gì lâu dài mà nên luôn thay đổi món ăn từng ngày, tránh trùng lắp.
-                    Viêm dạ dày:
Ø    Viêm phù nề: thường do lạnh, đau tăng khi ăn uống thức ướp lạnh hay các thức ăn quá mát, thường có những cơn đau về đêm kèm với hiện tượng ứa nước miếng hơi mặn hay nhạt. Điều trị: làm ấm dạ dày bằng xoa dầu, dán cao hay hơ ngải cứu phản chiếu dạ dày, day dầu tiêu viêm, 290, 7, 347.
Ø    Viêm xung huyết: cơn đau không có quy luật. Day vaseline Bổ Âm huyết, Tiêu viêm, lăn gai phản chiếu dạ dày.
-                    Sa dạ dày: ăn vào thì cảm thấy nặng nề vùng dạ dày và mệt mỏi toàn thân tay chân như không có sức, nằm nghỉ một lúc thì hết, ngồi dậy hoặc đi đứng một lúc thì nặng nề và mệt mỏi lại (khi còn no bụng). Điều trị: lần đầu nên hơ xoa dầu bộ Thăng, phản chiếu dạ dày và vùng trên dạ dày. Các lần sau có thể day cào bằng dầu. Nặng thì có thể hơ xoa dầu tại vùng bụng theo nguyên tắc phóng chiếu. LƯU Ý: có một số bệnh nhân có thói quen uống thật nhiều nước vào sáng sớm, đây là một nguyên nhân thường gặp trong bệnh sa dạ dày. Uống nước nhiều vào sáng sớm mới thức dậy là theo một lý thuyết xuất phát từ Nhật nhằm mục đích dễ đại tiện, tuy nhiên có nhiều hậu quả xấu như to tim, sa giãn phúc mạc khiến sa nội tạng trong đó dạ dày dễ bị nhất, phù không rõ nguyên nhân…

3.5. SÔI RUỘT

            Tiểu trường giảm chức năng, có thủy ẩm trong ruột, thường đi cầu phân nhão hoặc lỏng lẫn đặc. Điều trị: làm ấm Tiểu trường bằng hơ xoa dầu hay dán cao, 290, 7, 347.

3.6. TIÊU CHẢY

-                    Do nhiễm trùng: đau bụng trước một thời gian từ 30 phút đến 1 giờ rồi mới bị đi cầu, khi đi cầu hậu môn có cảm giác bị nóng, phân rất hôi thối, lần đi cầu đầu tiên thường chỉ nhão chứ không lỏng. Diễn biến từ nhẹ tới nặng dần. Ấn vùng bụng thấy đau: đau vùng quanh rốn là viêm Tiểu trường, đau vùng hai bên hông là viêm Đại trường. Điều trị: Tiêu viêm, phản chiếu. Nên dùng nước đá áp lạnh, nên kết hợp với bác sĩ để dùng kháng sinh ngay, không nên để lâu có hại cho niêm mạc ruột biến thành rối loạn mạn tính khó trị về sau.
-                    Do nhiệt tà: đau bụng rồi tiêu chảy ngay một cách đột ngột. Hậu môn nóng, phân lỏng ngay từ lần đi cầu đầu tiên và hôi thối. Đặc điểm là vừa đi cầu vừa đánh rắm, có khi bắn tung tóe như phun vòi sen!! Điều trị: áp lạnh 124, 34, 106, 26, 143, phản chiếu Tiểu và Đại trường.
-                    Do hàn tà: đau bụng rồi đi cầu đột ngột, phân lỏng chảy như rót nước không đánh rắm, không hôi mà tanh, không nóng hậu môn. Điều trị: hơ xoa dầu sau đó dán cao bộ Thăng.
-                    Do nhiễm độc thực phẩm: triệu chứng không rõ rệt về mặt hàn hay nhiệt, có thể xuất hiện thêm những triệu chứng của nhiễm độc như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Đặc biệt là không đáp ứng rõ rệt với những liệu pháp điều trị nêu trên. Điều trị: bộ Tiêu viêm giải độc.

3.7. ĐI TIÊU RA MÁU

-                    Phân đen: tổn thương vùng dạ dày hoặc Tiểu trường.
-                    Ra máu bầm: tổn thương vùng kết tràng lên hoặc kết tràng ngang.
-                    Ra máu tươi: có tổn thương ở vùng kết tràng xuống, xuống đến vùng hậu môn. Có thể do viêm cấp, do u nhọt bị vở miệng, do loét, do trĩ.
Phác đồ chung: 26, 61 - +, 38 - +, 156 - +, 16 - +,0 - +. Phản chiếu vùng bị tổn thương.
            Cần chẩn đoán hàn hay nhiệt chứng. Dò sinh huyệt, có thể kết hợp ấn vùng bụng tìm nơi đau tức.
-                    Trĩ, thực chất là một loại u nhọt trong trực tràng. Dân gian thường gọi là trĩ nội vì không thấy, không sờ được, nhưng có một số trường hợp mụn trĩ mọc sát bờ hậu môn nên cũng thấy và sờ được. Nếu là trĩ thì ngọn có thể có nhiệt nhưng gốc luôn là hàn. Do đó ban đầu trị theo hàn chứng, giai đoạn sau trị theo nhiệt chứng. Hàn chứng thì dùng hơ xức dầu hoặc day cào với dầu, nhiệt chứng thì dùng day cào với vaseline (không dùng nước đá, áp lạnh chỉ thích hợp với các bệnh cấp tính, trĩ là bệnh mạn tính). Trong thực tế có thể phức tạp hơn là phải biến đổi hàn – nhiệt như thế mấy lần mới xong. Đừng quên điều chỉnh tổng trạng. 

3.8. SA TRỰC TRÀNG (phụ: Sa nội tạng)

            Dân gian thường gọi là trĩ ngoại vì thấy và sờ được. Nói chung về các chứng sa nội tạng đều cần Bộ Thăng. Tùy thể trạng mà hơ xức dầu hay chỉ day ấn, luôn cần phản chiếu nội tạng bị sa và hệ thống mạc treo nội tạng đó. Có thể tác động theo hệ phóng chiếu.

3.9. BÓN

            Hoặc vài ngày mới đi cầu một lần hoặc là đi cầu khó khăn. Phân có thể khô: bón táo, phân có thể nhão: bón ướt. Phân có thể to bình thường hay phân cũng có thể nhỏ chừng bằng ngón tay út. Các tình trạng phân thường gặp:
-                    Đầu cứng sau mềm, phân to bình thường: nhu động ruột kém, có thấp thủy nhẹ: day dầu Bổ trung, cào dọc theo phản chiếu khung Đại tràng.
-                    Cứng từ đầu đến cuối, phân to bình thường: nhu động ruột kém, không có thấp thủy. Điều trị như trên nhưng không dùng dầu mà dùng vaseline.
-                    Từ mềm tới nhão, hình dáng bình thường: có thủy ẩm. Day dầu Bổ trung, 290 - +, 7 - +, 347 - +, 87.
-                    Từ mềm tới nhão, phân nhỏ như ngón tay út: có thủy ẩm và phù nề niêm mạc đại tràng. Day dầu hoặc hơ xức dầu Bổ trung, 290 - +, 7 - +, 347 - +, phản chiếu khung Đại tràng.
-                    Phân nhỏ cứng như phân dê: có co thắt hoặc khối u chèn ép vùng kết tràng ngang hoặc xuống hoặc vùng Sigma. Lâm sàng: đau cố định tại một điểm ở các vùng nêu trên trước khi mót cầu và đi cầu. Cận lâm sàng: phim cản quang hay nội soi. Điều trị: day vaseline Bổ Âm Huyết, phản chiếu nếu do co thắt. Tiêu viêm, phản chiếu nếu do khối u. LƯU Ý: Trường hợp này nếu đau nhiều hoặc có máu và trị không dứt được thì nên nghĩ đến ung thư.

3.10. VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN

            Có hai loại với hai triệu chứng khác nhau.
-                    Loại thứ nhất: tiêu chảy thường xuyên khi ăn uống phải thức ăn mát như rau quả tươi sống hay nấu chín hoặc một số loại thức ăn uống không thích hợp với cơ thể. Điều trị: day dầu và dán Bổ trung, tiêu viêm, phản chiếu khung Đại tràng, Tiểu tràng.
-                    Loại thứ hai: xen kẽ với những ngày bón không đi cầu là có ít nhất một ngày tiêu chảy. Chẩn đoán hàn nhiệt cục bộ vùng bẹn phải, dưới và bên phải rốn. Day tiêu viêm, vùng huyệt 104 +. Cần chẩn đoán hàn nhiệt để có kỹ thuật tương ứng.
 3.11. ĐAU VÙNG BỤNG
            Đây là loại triệu chứng thường gặp với hiện tượng đau cả vùng bụng, đôi khi không xác định được nơi đau chính xác cụ thể. Có khi điểm đau chạy lòng vòng, có khi đau lan tỏa cả vùng bụng, có khi lan ra tới lưng hay từ lưng lan ra trước bụng nhưng không gây đi cầu lỏng, nếu có thì chỉ một lần rồi thôi. Đặc điểm của nó là luôn có sốt, có thể cao. Đây là một triệu chứng của một cơ quan nào đó trong vùng bụng bị viêm cấp hoặc bế tắc như tắc mật, sỏi niệu.
            Đối với triệu chứng này muốn chẩn đoán tương đối đúng cần ấn vùng bụng tìm điểm trung tâm của vùng đau. Khi tìm được trung tâm điểm đau thì dựa vào cơ thể học mà đoán cơ quan có vấn đề. Có thể kết hợp với những triệu chứng chi tiết kèm theo thì chẩn đoán gần với chính xác hơn. Thí dụ: khi viêm cơ thẳng bụng thì không thể tự ngồi dậy được vì trong khi cố ngồi dậy thì cơn đau tăng dữ dội; khi viêm tụy hay ống mật thì không thể ăn uống gì vì ăn vào là nôn ói ngay……v.v.. Triệu chứng rất phong phú, cần kinh nghiệm nhiều. Điều trị: nên đưa ngay đến bệnh viện gần nhất vì đây thuộc loại cấp cứu, cần nhiều phương tiện kỹ thuật của bệnh viện.
            Các bạn cần ghi nhớ: an toàn cho bệnh nhân là trên hếtCho nên không được giữ bệnh trong những trường hợp thuộc loại cấp cứu.