In bài này

Đường lối diện chẩn

Tg: GS TSKH Bùi Quốc Châu

 Tại sao tôi viết bài này? Vì Diện Chẩn hiện nay đã và đang có hàng triệu người áp dụng ở hàng trăm quốc gia trên thế giới (chỉ tính đến sáng ngày 8/7/2011, số lượt người truy cập*, xem http://www.dienchan.com đã hơn 1.400.000, thuộc 105 quốc gia/lãnh thổ) sau 31 năm kể từ khi tôi tìm ra phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà ngày nay được gọi với tên ngắn gọn là DIỆN CHẨN, thay vì gọi đầy đủ như trước đây là “Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp”.
Tác giả Diện Chẩn - Bùi Quốc Châu 
Người tìm ra chỉ có một, lý thuyết cũng chỉ có một người viết ra – đó là tác giả Bùi Quốc Châu nhưng người làm tức thực hành, áp dụng thì có hàng triệu. Đó là nói hiện nay chứ đến vài chục hay 100 năm sau thì người áp dụng  Diện Chẩn sẽ có đến hàng tỉ. Cho nên nếu không nói rõ đường lối, phương hướng chữa bệnh thì sẽ xảy ra tình trạng bát nháo, mỗi người một cách, không đúng với TINH THẦN CỦA DIỆN CHẨN mà người sáng lập ra đã đề ra.
Để hiểu đúng tinh thần Diện Chẩn là gì thì ta phải trở lại từ đầu, xem nền tảng của phương pháp Diện Chẩn là gì và mục đích của người sáng lập là dùng Diện Chẩn để làm gì.
Nền tảng của Diện Chẩn
Trước hết xin nói về NỀN TẢNG CỦA DIỆN CHẨN. Như trong các bài viết trong sách Diện Chẩn và giáo trình, tôi luôn nói là Diện Chẩn được xây dựng trên nền tảng Đạo học Đông phương (gồm Tam Giáo: Phật, Khổng, Lão-Trang và Kinh Dịch), Văn hóa Việt cùng 3 nền y học  là y học hiện đại, y học cổ truyền và y học dân gian (Xem bài Vài nét về lịch sử môn Diện Chẩn-Điều Khiển Liệu Pháp  trong sách Bài giảng Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp, trang 5 – 14 )mà người học Diện Chẩn phải học hoặc ít nhất phải biết những điều tôi đề cập ở trên là gì. Như thế, Diện Chẩn  là phương pháp mang tính TỔNG HỢP rất cao. Nhất là việc hiểu và vận dụng Đạo học Đông phương vào Diện Chẩn là phần cực kỳ quan trọng, có thể nói là cốt lõi của phương pháp Diện Chẩn, mới có chữ Tâm và chữ Tùy trong Diện Chẩn. Từ y học cổ truyền mới có việc vận dụng hệ Kinh lạc, Tứ chẩn, Bát Cương, Âm dương Ngũ hành.Vận dụng y học hiện đại vào Diện Chẩn mới có 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết, hệ thần kinh thực vật, hệ nội tiết, hệ thần kinh -  12 đôi dây TK sọ não, hệ da, hệ cơ… Vận dụng y học dân gian và văn hóa Việt vào Diện Chẩn mới có cách chữa theo Đồng ứng, Đồng hình, Đồng tự, Đồng âm (tương tự cách chữa mẹo trong dân gian), cách chữa theo Thập nhị huyền công tương tự cách chữa bằng bùa chú trong dân gian (nhưng không phải là bùa chú)…
Mục đích của Diện Chẩn
Kế đến xin nói về MỤC ĐÍCH CỦA DIỆN CHẨN. Diện Chẩn dùng để làm gì? Người sáng lập là tôi chỉ có mỗi ước muốn duy nhất là mong dùng phương pháp  mình đã khổ công tìm ra để đem lại sức khỏe, sự bình an, trí tuệ, hạnh phúc, tính độc lập và tự do cho tất cả những người Đau và Khổ trên cõi đời này, trong đó dân tộc Việt Nam ta là ưu tiên. Với phương pháp của mình, mong muốn thiết tha của tôi là sao cho tất cả mọi người trên trái đất này, gồm hết nam, phụ, lão, ấu và gồm cả cây cỏ, hoa lá, thú vật, chim muông (kể cả đồ vật) đều được hưởng sự mầu nhiệm của Diện Chẩn nên bắt buộc tôi phải tìm tòi, suy nghĩ ra những cách vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để cho mọi người đều có thể học và làm được trong thời gian ngắn. Cho nên từ giai đọan mở đầu phương pháp Diện Chẩn, tôi đã dùng kim nhỏ và ngắn châm trên MẶT người bệnh, sau đó do nghĩ rằng nếu dùng kinh châm thì không thể đại chúng hóa nhanh được nên tôi đã bỏ cách dùng kim, thay vào đó là những dụng cụ làm bằng sừng trâu, kim loại và nhựa cao cấp, cũng như đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và điều trị không chỉ ở vùng MẶT mà ra khắp toàn thân. Về điều trị, từ những phác đồ gồm nhiều dãy số đã có thêm những phác đồ ngắn gọn và sau này, nhiều khi khộng cần dùng đến huyệt đạo cũng giúp cho người bệnh hết bệnh hoặc thuyên giảm.
Cho đến những năm gần đây, người bệnh chỉ cần đọc số huyệt (Niệm công), tác động lên hình ảnh (Ảnh công) hay nghĩ về bộ phận đang đau (Ý công), viết chữ trên giấy (Từ công), viết bằng ngón tay lên bộ phận đang đau (Khoán công) hay uống nước (Thủy công)…đều có thể giảm hay hết bệnh. Những cách này không cần phải vận dụng lý thuyết Tây hay Đông y nhưng vẫn đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên cho những ai đã được chữa hay tự chữa.
Như tôi thường nói “có nhiều con đường để đi đến một nơi”, Diện Chẩn cũng thế. Có nhiều cách để chữa một bệnh, cách nào chữa NHANH, GỌN, ÍT ĐAU ĐỚN, ÍT TỐN KÉM NHẤT LÀ CÁCH HAY NHẤT, chứ không phải là dùng cách chữa chính thống mới được. Vì quan niệm rộng rãi, cởi mở của tác giả là không bắt buộc phải biết các lý luận y học Tây hay Đông y mà người bệnh – trước mắt là môn sinh của tác giả  – mới được hưởng những kết quả kỳ diệu như các bạn đã từng biết.
Cho nên nếu bạn nào nói rằng học Diện Chẩn là phải biết lý luận y học hiện đại hay cổ truyền rồi mới nên chữa bệnh cho mình và cho người khác là không đúng, đó là bị chấp. Vì như trong dân gian, từ lâu đã có những cách chữa bệnh không căn cứ vào lý luận y học nào cả mà kết quả vẫn vượt xa sự mong muốn và tin tưởng của mọi người.
Tất nhiên, nếu chúng ta nói không cần kiến thức về y học hiện đại và cổ truyền là không đúng. Nhưng nếu nói phải có kiến thức về Đông hay Tây y mới được hoặc mới nên chữa bệnh bằng Diện Chẩn là sai vì điều trước hết chúng ta cần phải nhớ là “Diện Chẩn không phải là Đông hay Tây y và đối với người bệnh, điều quan trọng nhất là chữa hết bệnh cho họ, chứ không phải biết rõ  bệnh của họ nhưng lại không chữa được cho họ lành bệnh”.Cho nên nếu bạn có học qua Đông hay Tây y thì càng tốt nhưng nếu không có cũng không sao ( như với cách chữa mẹo hay Thập nhị huyền công, có người không biết gì về Đông y hay Tây y vẫn chữa được những bệnh mà Đông, Tây y nhiều khi không thể chữa dứt hẳn hay bó tay luôn, là như: viêm xoang, viêm chu vai, viêm mũi dị ứng, viêm mủ lỗ tai, bệnh trĩ, nhức đầu kinh niên, mất ngủ kinh niên.v.v…). Từ những ca bệnh điển hình này, các bạn hãy để ý đến và nhớ lại những TÂM NGÔN DIỆN CHẨN mà tôi thường nói trong lúc giảng dạy, cũng như những câu nói của cổ nhân, của bà con quần chúng trong dân gian cũng như kinh nghiệm bản thân. Hãy dùng những hiểu biết này của mình trong lúc chữa trị bệnh cho mình và cho người khác.
Nói tóm lại, vì nền tảng của Diện Chẩn là Tam Giáo, là văn hóa Việt, là kinh Dịch và 3 nền y học cùng nhiều kiến thức khác, nên không thể nói “học Diện Chẩn là bắt buộc phải biết Đông và Tây y” mà nên nói rằng “nếu muốn trở thành môn sinh Diện Chẩn giỏi thì nên học thêm Đông và Tây y, và nếu có điều kiện, phải đọc thêm sách viết về Đạo học Đông phương như Phật, Khổng, Lão-Trang, kinh Dịch, văn hóa Việt nữa chứ không chỉ có sách y học là đủ”.  Có nhiều người do trình độ học vấn có hạn, nghe nói học Diện Chẩn  bắt buộc phải học Đông và Tây y thì họ rất ngại, do ai cũng biết việc học Đông, Tây y không phải là dễ và cũng không phải trong thời gian ngắn là thấu hiểu, nắm bắt được dù cho chỉ là các phần căn bản. Vã lại, chúng ta càng ngày càng có nhiều cách chữa bệnh không cần đến huyệt, cũng không cần biết đến lý luận Đông, Tây y mà vẫn chữa hết bệnh, như: Ý công, Từ công, Khoán công.v.v… Thực tế này càng chứng tỏ Diện Chẩn là một phương pháp chữa bệnh độc đáo, kỳ lạ, dành cho tất cả mọi người, kể cả người bình dân ít học, trẻ em, người lớn tuổi, người khuyết tật nhẹ… đều có thể học được và làm tốt. Sở dĩ Diện Chẩn đạt được điều này mà từ trước đến nay ít có phương pháp nào có thể làm được như vậy là vì tác giả đã DÀNH NHIỀU THỜI GIAN NGHĨ ĐẾN VIỆC TÌM RA CÁCH CHỮA ĐƠN GIẢN, DỄ HỌC, DỄ LÀM ĐỂ MỌI NGƯỜI TRÊN HÀNH TINH NÀY CÓ THỂ TỰ CỨU MÌNH MÀ KHÔNG LỆ THUỘC NHIỀU VÀO THUỐC MEN NHƯ TRƯƠC ĐÂY, THẦY THUỐC HAY NGƯỜI KHÁC.
Cho nên đối với những kiến thức cao, khó hiểu, khó nhớ như Đông, Tây y thì tác giả không đề cao hay yêu cầu học viên Diện Chẩn bắt buộc phải học ngay từ đầu – như vậy là tạo sự khó khăn cho họ ngay từ lúc mới vào học. Tác giả nghĩ rằng những kiến thức về Đông, Tây y ở mức cao nên dành cho những người đã có học vấn cao, trình độ vững vàng về Diện Chẩn rồi mới nên học. Trái lại, nếu chú ng ta đặt ra yêu cầu đó cho những người ít học,mới bước chân vào Diện Chẩn thì không nên vì sẽ tạo sự khó khăn khiến họ sẽ nãn chí và bỏ cuộc vì cho rằng “Diện Chẩn khó quá!”.
Trên đây là những điều mà tôi đã quan sát, chiêm nghiệm và lắng nghe từ quần chúng học viên sau gần 30 năm dạy Diện Chẩn. Do đó tôi mong các môn sinh Diện Chẩn trong và ngoài nước hãy đọc kỹ bài này để nắm vững đường lối phổ biến Diện Chẩn hiện nay và trong tương lai.
  
GS TSKH Bùi Quốc Châu
(Nguồn dienchan.com)
In bài này

Suy nghĩ về Y Khoa

Mỗi ngành đều có sở trường, sở đoản và đều phong phú, rối rắm như rừng. Nên một người khó lòng ôm đồm hay giỏi nhiều ngành cùng lúc.

SUY NGHĨ VỀ Y KHOA. 

Chúng ta, là con người là sinh vật, chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: sinh, già, bệnh, chết. Sức khỏe của chúng ta với các đột biến khiến nó là không thể bảo đảm, kể cả ở một thầy chữa bệnh. Trên thế giới rất nhiều y bác sĩ cũng không thoát được bị bệnh tật hành hạ và dứt điểm mạng sống. Vì sao? 
In bài này

Diện Chẩn điều trị bệnh Viêm phế quản mãn tính và Thái hóa đỉnh phổi

Em xin chào Thầy Tạ Minh ạ! Trước tiên em xin chúc sức khỏe đến Thầy và gia đình ạ.

Thật sự là làm phiền Thầy nhưng em vẫn quyết định viết mail này mong muốn được Thầy góp ý giúp em xem trường hợp của bố em mà em đang ứng dụng DIỆN CHẨN để chữa nhưng em chưa có được phác đồ cụ thể cho bệnh này. Để không mất thêm thời gian của Thầy em xin nêu cụ thể thông tin về bệnh bố em như sau:

In bài này

Điều trị liệt do tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não

Lương y Tạ Minh

Phương hướng điều trị các di chứng liệt

Liệt do Tai Biến Mạch Máu Não (là tên gọi chung của xuất huyết não và nghẽn mạch máu não mà trước đây thường gọi là nhũn não), liệt do Chấn Thương Sọ Não và liệt do Viêm Não đều có căn nguyên từ việc tổn thương hoặc bế tắc trong não. Tương tự ta có liệt do Chấn Thương Tủy Sống, liệt do Viêm Tủy Cắt Ngang; hai trường hợp sau cũng đều do thương tổn hoặc chèn ép ở một đoạn tủy sống gây liệt.

Tai biến mạch máu não - Chấn thương sọ não

In bài này

Kẹt khớp ngón tay (Ngón tay cò súng - Ngón tay bật)

Một hôm, nắm bàn tay lại, khi mở bàn tay ra, bỗng có một ngón tay cứ co lại không chịu phục tùng ý bạn nữa. Đó là bạn đã bị chứng kẹt khớp ngón tay, nó cứ co lại như bóp cò súng nên Tây y gọi là “chứng ngón tay cò súng”.

Kẹp khớp ngón tay cò súng, ngón tay bật

Một triệu chứng không nguy hiểm, đặc biệt không đau đớn mà phiền phức và khá khó chữa.