In bài này

Tắc tĩnh mạch chân do huyết khối

“Câu lạc bộ Diện Chẩn DS Hà Nội trân trọng giới thiệu bài Tắc tĩnh mạch chân Do Lương y Trần Dũng Thắng chủ tịch CLB Diện chẩn – TP.HCM đã tự chữa bệnh thành công, gửi bài để trao đổi, kinh nghiệm, học tập lẫn nhau... CLB Diện chẩn DS Hà Nội xin chân thành cảm ơn Lương y”.

Tắc tĩnh mạch chân do huyết khối
                    Tắc tĩnh mạch chân do huyết khối

Những dấu hiệu của Tắc tĩnh mạch chân

Những người mắc bệnh Tắc tĩnh mạch chân thường chân nặng như chì, đi đứng khó khăn, đau nhức khó chịu. 

Những dấu hiệu của bệnh Tắc tĩnh mạch chân như sau:

  1. Bàn chân tê dại và nề phù.
  2. Sờ lên chỗ đau thấy lợn cợn nổi lên nhiều hòn, nhiều cục to nhỏ khác nhau. Chỉ sờ nhẹ lên những hòn cục đó cũng đủ làm cho người bệnh đau nhức khó chịu. Có lúc đau cứng như bị vọt bẻ (Chuột rút).
  3. Chân đau mát – lạnh hơn chân không đau.
  4. Móng chân có hiện tượng tím tái – thâm đen.
  5. Từ kheo chân đến bàn chân, mạch máu bị tắc nghẽn, sờ tay không thấy mạch đập.

Phương pháp chữa trị Tắc tĩnh mạch chân

Ca Tắc tĩnh mạch chân này đều được bác sỹ tây y khuyên nên nhập viện ngay để kịp thời chữa trị bằng ngoại khoa. Nếu chậm, bệnh sẽ diễn biến xấu, phức tạp khó lường.

Vậy Diện Chuẩn chữa trị như thế nào để bệnh nhân không phải nhập viện và phẫu thuật? Hãy bình tĩnh và tin tưởng thực hiện những yêu cầu sau:

  1. Bệnh nhân cần được nằm nghỉ ngơi. Khi nằm, chân đau phải được gác lên gối cao. Tránh ngồi chân thõng xuống đất, không đi lại nhiều và tuyệt đối không được lên xuống lầu (gác) để làm cho máu hòn, máu cục bị dồn nén xuống bàn chân gây nhiều khó khăn cho việc chữa trị.
  2. Dùng phác đồ tiêu viêm tiêu bướu (41-143-127-19-37-38) và tác động theo đồ hình phản chiếu bắp chân và bàn chân trên cơ thể để góp phần đánh tan cục máu.

a) Cào lên đầu

b) Lăn trên mặt

c) Hơ, lăn nhượng tay và cánh tay dưới cùng bên với chân đau

d) Hơ và lăn chân đối xứng

3. Chủ yếu là lăn nhiều nơi chân đau. Trước hết lăn toàn bộ chân đau. Lăn đều, lăn khắp từ các ngón chân ngược lên bắp chân và đùi. Sau đó lăn đi lăn lại nhiều lần đoạn tĩnh mạch bị tắc từ mu bàn chân lên kheo chân mà trọng tâm là nơi có máu hòn máu cục lợn cơn nổi lên. Khi lăn phải chú ý:

a) Bệnh nhân phải nằm, chân gác lên cao theo tư thế bàn chân thẳng đứng, gót chân cao hơn đầu gối (tiện nhất là gót chân gác lên mặt ghế đẩu).

b) Lăn nhiều lần từ nhẹ đến mạnh vùng máu bị đóng cục, từ cổ chân ngược lên kheo chân (theo hướng tĩnh mạch hồi về tim).

c) Mỗi ngày lăn 3-4 lần. Mỗi lần trên dưới 30 phút. Đây là biện pháp chủ yếu để trị bệnh Tắc tĩnh mạch chân, phải thật kiên trì cho đến khi khỏi bệnh.

4. Khi lăn cần sử dụng các loại cây lăn khác nhau, đúng lúc đúng chỗ để đạt hiệu quả cao.

a) Thoạt đầu, khi lăn đại trà toàn bộ chân đau nên dùng cây lăn cầu gai đôi nhằm “khai thông huyệt đạo” trên da mặt.

b) Khi lăn trực tiếp vào nơi có máu hòn máu cục từ cổ chân lên bắp chân và kheo chân nên dùng cây lăn gai lớn (hoặc cây lăn cầu gai đơn cũng được) nhằm làm tan chứng trương tĩnh mạch và giải toả những máu hòn máu cục tụ sâu bên trong cơ bắp.

c) Cuối cũng khi lăn các ngón chân và kẽ chân, tốt nhất nên dùng cây lăn cầu gai nhỏ bằng đầu ngón tay út nhằm luồn sâu vào từng kẽ nhân, cải thiện hệ tuần hoàn huyết để khí và huyết đều được lưu thông ra đến đầu các chi.

Trên đây là những kinh nghiệm rút ra trong quá trình tự điều trị. Chính những kinh nghiệm quí giá đó đã khai thông kết quả tốt đẹp.

 Chống tái phát bệnh Tắc tĩnh mạch chân

Bệnh Tắc tĩnh mạch chân đã được hoàn toàn khai thông sau gần 2 tháng tự điều trị tránh không phải nhập viện vừa tốn kém, vừa phải giải phẫu với nhiều bắt trắc rủi ro. Nhưng cần hiểu rằng bệnh Tắc tĩnh mạch chân thường hay tái phát, nhất là ở người cao tuổi có khuynh hướng bị nhiễm mỡ trong máu. Để bệnh không tái phát đừng quên thực hiện những điều nói sau đây:

* Sắc thuốc uống chữa Tắc tĩnh mạch chân:

- Hoa kim ngân      12g              3 lạng = 117g

- Huyền sâm          12g              3 lạng = 117g

- Đương qui            8g                2 lạng = 78g

- Cam thảo bắc      4g                2 lạng = 78g

Đây là bài thuốc có tính năng về bổ huyết, hoạt huyết, phá ứ và nhuận táo. Phải uống liên tục 10 ngày (không được cách ngày). Mỗi ngày phải đủ liều lượng trên (không tự ý gia giảm) mới công hiệu.

* Trong các bữa ăn hàng ngày nên có nhiều rau và trái cây. Không nên ăn những thực phẩm béo.

* Rèn luyện thói quen đi bộ hàng ngày. Mỗi ngày đi bộ ít nhất 1 dặm (1,609 km). Các chuyên gia huyết mạch nổi tiếng thế giới thường khuyên chỉ có đi bộ trong một thời gian dài mới đủ kích thích để mạch máu mới phát sinh và phát triển.

Mong các bạn phổ biến rộng rãi và sử dụng sáng tạo những kinh nghiệm trên giúp bà con chủ động phòng tránh và chữa trị bệnh Tắc tĩnh mạch chân. 

Ngày 30 tháng 4 năm 1998
TRẦN DŨNG THẮNG
CHỦ TỊCH CLB DIỆN CHẨN TP HCM