In bài này

Thập chỉ đạo - Kỳ 4 - Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam

Có thể nói, bà Huỳnh Thị Lịch là “thần y” bấm huyệt bí ẩn nhất Việt Nam. Bà để lại di sản kiến thức bấm huyệt đồ sộ, nhưng gần như chưa được nghiên cứu, áp dụng môn bấm huyệt này rộng rãi, trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho người dân.

Cả đời bà âm thầm chữa bệnh, truyền dạy cho các học trò, và đặc biệt không tiếp xúc với giới truyền thông, nên thân thế, sự nghiệp của bà rất bí ẩn. Học trò của bà chủ yếu là những người thiên về nghiên cứu, ít thực hành, lại không quảng bá rộng rãi, nên tưởng như môn bấm huyệt mà bà gọi là Thập thủ đạo đã biến mất.

Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam
Ông Nguyễn Tam Kha bấm huyệt cho bệnh nhân tai biến 
In bài này

DAY VÀ BẤM HUYỆT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ TUỔI THỌ

 Sức khỏe và tuổi thọ là ước mơ chung của con người ở mọi thời đại ,sinh trưởng,phát triển,già nua và chết là một tiến trình dành cho mọi sinh vật.Vậy già và chết là một hiện tượng tất yếu.

 Có liệu pháp nào giúp con người được sống lâu, khỏe mạnh, sống có ích cho gia đình và xã hội?

2_760

In bài này

Chữa bệnh tự kỉ bằng bấm huyệt

 (Đời sống) - Ba mẹ đã từng tự ru ngủ mình rằng có trẻ nhanh, trẻ chậm nên con chậm cũng là bình thường thôi, rồi lớn lên con sẽ biết mọi thứ...

"Nhưng rồi ba mẹ bỗng hoang mang lo sợ khi thấy con trai 3 tuổi lầm lì, ít nói; không phân biệt được người lớn – trẻ nhỏ, cứ mày tau tất, kể cả ông bà nội...", chia sẻ của anh Nguyễn Hạnh Thuần (sinh 1975, ở Đà Nẵng) khi phát hiện con mình, bé Hoàng Hải, có biểu hiện bất thường.

 Ba đã từng tự ru ngủ mình rằng có trẻ nhanh, trẻ chậm nên con chậm cũng là bình thường thôi, rồi lớn lên con sẽ biết mọi thứ...
"Ba mẹ đã từng tự ru ngủ mình rằng có trẻ nhanh, trẻ chậm nên con chậm cũng là bình thường thôi, rồi lớn lên con sẽ biết mọi thứ..."

Gian truân nuôi con mắc bệnh tự kỷ

Anh Thuần chia sẻ, vì mải mê với bộn bề công việc để kiếm sống nên cứ mặc kệ con, cứ để con lớn lên với cái tivi. 

In bài này

Thập chỉ đạo - Kỳ 3 - Thần y bấm huyệt’ nuôi 5 ‘quái thai’ để trị bệnh

  Luyện được công năng đặc dị của môn bấm huyệt Thập thủ đạo của vị đạo sĩ người Pakistan ẩn tu ở Ấn Độ, bà Huỳnh Thị Lịch tìm đường về nước.

Không con cái, không người thân, bà Lịch đã vào bệnh viện Từ Dũ để kiếm một đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi dưỡng. 

‘Thần y bấm huyệt’ nuôi 5 ‘quái thai’ để trị bệnh
Bà Huỳnh Thị Lịch bấm huyệt trị bệnh 

Vào bệnh viện, thấy có rất nhiều cháu bé dị tật bẩm sinh, mà thời kỳ đó gọi là “quái thai”, bị các bà mẹ bỏ rơi, bà Lịch động lòng thương xót. Bà đã nảy ra ý tưởng sử dụng khả năng bấm huyệt của mình để điều trị cho các bé tật nguyền. Nghĩ là làm, bà liền xin 5 bé ‘quái thai’ về nhà nuôi dưỡng.

In bài này

Thập chỉ đạo - Kỳ 2 - Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’

 Gặp cô bé gầy gò, đen nhẻm, lê la đầu đường xó chợ xin ăn, võ sư họ Huỳnh gốc Bình Định đem Trần Thị Kim Thanh về nuôi dưỡng. Vị võ sư này lập nghiệp ở Bình Dương và có một võ đường lớn, dạy hàng trăm võ sinh.

Để có miếng ăn, Thanh đã làm việc phụ giúp vị võ sư này như người ở. Thanh ngoan ngoãn, chịu khó, nên võ sư họ Huỳnh rất quý mến.
Xem các võ sinh tập luyện, cô bé Thanh gầy còm, đen nhẻm cũng múa may, tập theo. Thấy cô bé giúp việc có vẻ mê võ thuật, võ sư họ Huỳnh đã cho Thanh học võ sau giờ làm. Vị võ sư này đã hết sức ngạc nhiên bởi sự tiếp thu võ thuật rất tốt của Thanh, ông dạy đến đâu, Thanh học được đến đó.

Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’
Mộ bà Huỳnh Thị Lịch 

Chỉ học một thời gian ngắn, Thanh đã đấu được với các võ sinh cả nam lẫn nữ. Võ sư họ Huỳnh rất quý Thanh, đã nhận làm học trò, sau đó nhận con nuôi. Ông đã đổi lại tên cho con nuôi. Từ đó, Trần Thị Kim Thanh có tên là Huỳnh Thị Lịch, tức mang họ của vị võ sư.

In bài này

Thập chỉ đạo - Kỳ 1 - Bí ẩn ‘thần y bấm huyệt’ cao thủ hơn cả Võ Hoàng Yên

Thời gian gần đây, người dân hai thành phố lớn, là Hà Nội và TP.HCM, rủ nhau đi học môn bấm huyệt, có tên Thập chỉ liên tâm pháp. Bác sĩ, nhà cảm xạ Dư Quang Châu chính là người đứng là tổ chức học tập môn bấm huyệt lạ lùng này.

Chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu và được những người tham gia các khóa học cho biết, khi học môn bấm huyệt Thập chỉ liên tâm pháp, thì mới hiểu được rằng, “thần y bấm huyệt” Võ Hoàng Yên không có gì ghê gớm.

Bí ẩn ‘thần y bấm huyệt’ cao thủ hơn cả Võ Hoàng Yên
Người dân Hà Nội đi học bấm huyệt 

Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi phát hiện ra rằng, ở TP.HCM từng có một cao nhân “bấm huyệt” chẳng khác gì thần y, cải tử cho không biết bao nhiêu phận người. Đó là bà Huỳnh Thị Lịch, nổi tiếng với môn bấm huyệt Thập chỉ đạo. Với cao nhân này, lương y Võ Hoàng Yên chỉ là học trò. 

In bài này

Vinh danh Diện Chẩn tại Hà Nội

 Chương trình Tôn vinh "Gia tộc Lương y, Lương y Tiêu biểu vì sức khoẻ cộng đồng, Thương hiệu chăm sóc Sức khoẻ, Sắc đẹp Uy tín", lần thứ Nhất, năm 2014 diễn ra tại Nhà Hát lớn Hà Nội vào ngày 23/06/2014 do Tạp chí Sức khỏe và Môi trường, Báo điện tử www.suckhoemoitruong.com.vn - Tổng Hội y học Việt Nam tổ chức. 

Giáo sư TSKH Bùi Quốc Châu người phát minh Diện Chẩn Việt Y và các cộng sự có nhiều năm đóng góp cho Diện Chẩn như Lương Y Tạ Minh, Lương Y Trần Dũng Thắng, Lương Y Lý Phước Lộc cùng nhiều lương y Diện Chẩn khác đã nhận cup và bảng hiệu vinh danh của chương trình. 

Đây không chỉ là một sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với những người đang miệt mài nghiên cứu và ứng dụng Diện Chẩn, mà nó còn thể hiện sự ghi nhận những đóng góp trong suốt thời gian qua của Diện Chẩn với sức khỏe cộng đồng. 

Video buổi lễ tôn vinh 
Thông tin về chương trình của báo Sức khỏe và môi trường
 
Hội Vũ
© 06/2014 - www.dienchanviet.com
In bài này

Cứ đi rồi sẽ đến

   Vô tình tôi xem bài phỏng vấn TS. Alan Phan của VTC10  khi ghé thăm website gocnhinalan.com. Thấy học được nhiều điều quý báu từ sự chia sẻ của ông về niềm tin, tuổi trẻ, thành công và sự thất bại. Tôi tóm lược và đăng lại video này.

Giữ niềm tin

Đó là niềm tin vào mình trong đó kỹ năng, kinh nghiệm, ý trí, tất cả sức mạnh nội tại để vượt qua thử thách khó khăn và niềm tin vào sự cố gắng vào mình thì thành quả sẽ mỉm cười với mình. Để có được niềm tin thì phải có đam mê để vượt qua khó khăn thử thách, đó là yếu tố đầu tiên và cần thiết.

In bài này

Thông báo: Diện Chẩn hỗ trợ điều trị cận thị và các bệnh thông thường tại chùa Cự Linh

Ứng dụng phương pháp Diện Chẩn Bùi Quốc Châu trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Diện Chẩn Việt sẽ chữa bệnh tại chùa Cự Linh.

+ Nội dung: Điều trị cận thị học đường và một số bệnh thông thường khác.

+ Thời gian: 18h00 đến 20h00 từ thứ 2 tới chủ nhật hàng tuần. Bắt đầu từ ngày 13/06/2014 đến ngày 31/07/2014.

+ Địa điểm: Chùa Cự Linh – Tổ 6 Thạch Bàn Long Biên HN (Cạnh chân cầu Vĩnh Tuy phía Long Biên. Xe buýt tuyến 47 Long Biên - Bát tràng)

+ Liên hệ: Mr. Hội 0933.68.68.89

 Diện Chẩn Vũ Văn Hội

 
In bài này

Sao quê hương mình già nua đến vậy?

SAO QUÊ HƯƠNG MÌNH GIÀ NUA ĐẾN VẬY? Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon (trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco). Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?

Những giả thuyết ngây thơ

Họ đã không lầm về những số liệu tạo nên hình ảnh đó. Tuy nhiên, sự phân tích và biện giải về logic của họ vướng phải vài giả thuyết và tiền đề không chính xác. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

In bài này

Mẫu giáo Nhật làm tôi "choáng váng"

Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn "há hốc miệng" khi thấy những điều "kì quặc" ở trường mầm non Nhật. Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo.